CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bệnh--Truyền nhiễm
1 Đa hình đơn nucleotide rs2856718 của gen HLA-DQ trên bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C / Nguyễn Trọng Tuệ, Nguyễn Thu Thuý, Hồ Cẩm Tú // .- 2025 .- Tập 189 - Số 4 .- Tr. 46-53 .- 610
Đa hình gen kháng nguyên bạch cầu người (HLA) lớp II đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch kháng virus và có mối tương quan với nguy cơ nhiễm virus viêm gan C (HCV). Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa đa hình đơn nucleotide (SNP) rs2856718 của gen HLA-DQ với nguy cơ nhiễm HCV và một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm gan C. Mẫu máu từ 101 bệnh nhân viêm gan C và 127 người khỏe mạnh (nhóm đối chứng) đã được thu thập và xác định kiểu gen rs2856718 bằng phương pháp TaqMan Realtime-PCR.
2 The natural A3B3 reassortant of the infectious bursal disease virus (IBDV) in Vietnam detected in 2011 through phylogenomic and sequence analyses / Do Thi Roan, Le Thi Kim Xuyen, Doan Thi Thanh Huong, Nguyen Thi Khue, Pham Thi Khanh Linh, Le Thanh Hoa // .- 2023 .- Vol 21 - Number 1 .- P. 67-81 .- 610
Infectious bursal disease, also known as Gumboro disease, is a persistent infection that causes severe economic losses in poultry worldwide. The causative agent, infectious bursal disease virus (IBDV), is an immunosuppressive pathogen that frequently mutated and reassorted, generating various genotypes during its evolution. The bi-segmented IBDVs of serotype 1 were divided into four phenotypes (cIBDV, varIBDV, vvIBDV, and aIBDV) and classified into seven genogroups (G1–G7) based on segment A, and A1–A8 and B1–B5 on both segments A and B, respectively.
3 Tỷ lệ mang liên cầu nhóm B và kết quả thai kỳ ở sản phụ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội / Phạm Thu Trang, Phạm Thị Thanh Hiền, Đỗ Tuấn Đạt, Dương Thị Trà Giang // .- 2023 .- Tập 65 - Số 07 .- Tr. 08-11 .- 610
Xác định tỷ lệ sản phụ mang liên cầu nhóm B (GBS) và kết quả thai kỳ của những sản phụ này tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 537 sản phụ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021 có kết quả xét nghiệm nuôi cấy phân lập định danh tìm GBS bằng mẫu dịch âm đạo - trực tràng ở thời điểm 36-37 tuần 6 ngày.
4 Đánh giá hoạt tính kháng Burkholderia pseudomallei VTCC 70157 và độc tính tế bào của dịch sắc cây lựu (Punica granatum) / Trần Thị Lệ Quyên, Bùi Nguyễn Hải Linh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Hữu Tuấn Dũng, Bùi Thị Việt Hà, Trịnh Thành Trung // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Tập 65(số 5) .- Tr. 31-35 .- 615
Melioidosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, đặc biệt có yếu tố nguy cơ dịch tễ cao đối với nghề nông do điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất hoặc nước chứa vi khuẩn. Trong nghiên cứu này, hoạt tính kháng B. pseudomallei VTCC 70157 (NA23) của dịch chiết cây lựu (Punica granatum) ở các nhiệt độ chiết khác nhau và độ bền của hoạt tính này trong điều kiện dịch mô phỏng đường tiêu hóa được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch, độ pha loãng ức chế tối thiểu (MID) và diệt khuẩn tối thiểu (MBD). Bên cạnh đó, độc tính của dịch chiết cũng được đánh giá trên các dòng tế bào HEK293, HepG2 và HT29.
5 Angiostrongylus cantonesis gây sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ em : báo cáo ca bệnh / Đỗ Thị Đài Trang, Nguyễn Sỹ Đức, Nguyễn Văn Lâm, Phạm Gia Hân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 287-293 .- 610
Nghiên cứu nhằm báo cáo một trường hợp ca bệnh Angiostrongylus cantonesis gây sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ em. Sốt không rõ nguyên nhân (FUO) ở trẻ em thường gây ra bởi các bệnh truyền nhiễm. Angiostrongylus cantonesis là căn nguyên chính gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toán ở người, hiếm khi gây ra FUO. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do Angiostrongylus cantonesis và đáp ứng tốt với điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở trẻ nhỏ, triệu chứng nhiễm giun sán có thể không điển hình. Khi trẻ có biểu hiện FUO kèm bạch hầu ái toan trong máu ngoại vi tăng cao là dấu hiệu gợi ý nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt chú ý nhiễm khuẩn thần kinh trung ương ngay cả khi không có triệu chứng lâm sàng.
6 Thực trạng bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi và các yếu tố hành vi nguy cơ tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018 / Nguyễn Thị Hương Giang, Bùi Hồng Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 253-263 .- 610
Mô tả thực trạng bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi và các yếu tố hành vi nguy cơ tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018. Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ không chỉ gây nên gánh nặng về bệnh tật và kinh tế cho cả bản thân người cao tuổi và gia đình mà còn tạo nên gánh nặng về bệnh tật và kinh tế cho cả bản thân người cao tuổi và gia đình mà còn tạo nên gánh nặng cho hệ thống y tế cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên để quản lý, kiểm soát được bệnh không lây nhiễm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh giá hóa dân số hiện nay.
7 Nghiên cứu thiết lập quy trình tạo bộ sinh phẩm in-house Lepto-LAT trong sàng lọc phát hiện nhiễm Leptospira / Lê Thị Lan Anh, Vũ Thị Thương, Phạm Thị Hà Giang, Bùi Thị Thanh Nga, Minh Thị Hằng, Triệu Phi Long, Đào Thị Hà Thanh, Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Đức // Công nghệ Sinh học .- 2022 .- Số 3(Tập 19) .- Tr. 529-537 .- 610
Trình bày quy trình tạo kit Lepto-LAT để phát hiện nhiễm Leptospira trên chó nghi nhiễm Leptospira. Leptospira là bệnh truyền từ động vật sang người phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Người nhiễm Leptospira không được điều trị sẽ dẫn đến thoái hóa nặng kèm theo tổn thương thận và/hoặc gan cũng như xuất huyết phổi nặng dẫn đến tử vong. Bên cạnh phương pháp chuẩn vàng MAT, sử dụng các kháng nguyên của Leptospira bằng công nghệ DNA tái tổ hợp đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán nhiễm Leptospira trên người và động vật. Ưu điểm của phương pháp này là độ nhạy, độ đặc hiệu cao, thao tác đơn giản, nhánh chóng và rẻ tiền, có thể áp dụng được tại các cơ sở y tế của địa phương.
8 Các hợp chất thiên nhiên từ cây thuốc có tiềm năng chống lại virus SARS-CoV-2 / TS. Phùng Tuấn Giang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 48-50 .- 610
Phân tích các hợp chất thiên nhiên từ cây thuốc có tiềm năng chống lại virus SARS-CoV-2. Từ xưa đến nay, cây thuốc luôn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của con người cũng như kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, trong đó có COVID-19. Song song với ứng dụng cây thuốc, bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị dịch bệnh này, các nhà khoa học đã tìm kiếm và phân lập được nhiều hợp chất thiên nhiên từ cây thuốc có khả năng chống lại virus SARS-CoV-2 đang gây đại dịch trên toàn thế giới. Mặc dù mới chỉ là nghiên cứu in vitro nhưng các kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng tới phát triển các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật có khả năng chống lại virus này trong tương lai.
9 Bệnh lây truyền từ động vật sang người / Nguyễn Mạnh Hùng // .- 2020 .- Số 5(734) .- Tr.62-63 .- 610
Trình bày việc lây nhiễm bệnh từ động vật sang người chiếm tỷ lệ cao và nguy hiểm cho cộng động. Ước tính hàng năm có khoảng một tỷ bệnh ca nhiễm gây ra cái chết hàng triệu người trên toàn cầu.
10 Bệnh whitmore: Hiểu đúng để phòng và điều trị hiệu quả / Trịnh Thành Trung // .- 2020 .- Số 1+2(730+731) .- Tr.106-108 .- 572
Trình bày nguy hiểm của bệnh whitmore, một loại bệnh truyền nhiễm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Whitmore có triệu chứng lâm sàng đa dạng, tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nhanh với tỷ lệ cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời với kháng sinh phù hợp.