CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Doanh nghiệp--Cạnh tranh
1 Tái tạo doanh nghiệp trước khi quá muộn / Lê Tiến Trường // Dệt may & Thời trang Việt Nam .- 2021 .- Số 391 .- .- 658
Sự khác biệt về cạnh tranh của các doanh nghiệp, tập trung duy trì và phát triển nhân tài, tím kiếm thị trường mở rộng thị trường, thay đổi cấp lãnh đạo, tạo ra tư duy lãnh đạo. Thành công trong quản lý giúp cho các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên / Nguyễn Như Quỳnh, Lê Thị Thanh Thương, Dương Thị Huyền Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 540 .- Tr. 79-81 .- 658
Theo tổng cục Thống kê, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 40% GDP, 31% xuất khẩu, 29% các khoản thu vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho hơn 5 triệu lao động. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, dù thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng thực tiễn khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn khó khăn, đối mặt với nhiều thách thức trong cạnh tranh và hội nhập.
3 Tác động của trách nhiệm xã hội đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cửa nhựa UPVC tại thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Ky // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 324-329 .- 658
Hơn một thập kỷ qua, số lượng các công ty trên toàn thế giới nhận ra lợi ích kinh tế của các chính sách và biện pháp CSR đang ngày một gia tăng. Những cam kết CSR vượt ra khỏi mong muốn gia tăng lợi nhuận cho thấy công ty đã nhận thức một cách đầy đủ về trách nhiệm của mình với nhân viên, khách hàng, cộng đồng và môi trường. Tuy nhiên, việc hiểu và nghiên cứu về CSR thì doanh nghiệp sản xuất cửa nhựa chưa quan tâm nhiều và chưa biết rõ cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu tập trung làm rõ tác động của các thành phần thuộc CSR đến lợi thế cạnh tranh, nhằm giúp doanh nghiệp sản xuất cửa nhựa UPVC hiểu rõ hơn và áp dụng để tạo lợi thế cạnh tranh cho chính họ.
4 Tác động của sự tranh hợp giũa các phòng ban chức năng đến năng lực và kết quả đổi mới tại các doanh nghiệp Việt Nam / Lê Hồ Hải Yến, Nguyễn Phong Nguyên // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 185-191 .- 658
Nghiên cứu này kiểm định tác động của sự tranh hợp (hợp tác, cạnh tranh) giữa các phòng ban chức năng đến kết quả đổi mới thông qua năng lực đổi mới tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã được kiểm định bằng SmartPLS3 với 191 mẫu khảo sát từ các nhà quản trị cấp trung và cấp cao làm việc trong cấc doanh nghiệp tại Việt Nạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Hợp tác (cạnh tranh) giữa các phòng ban chức năng có tác động dương (âm) đến năng lực đổi mới; và (2) Năng lực đổi mới sau đó tác động tích cực đến kết quả đổi mới. Kết quả nghiên cứu đem lại một số hàm ý lý thuyết và hàm ý quản lý cho các doanh nghiệp tại Việt Nam đang nỗ lực nâng cao năng lực và hiệu quả đổi mới trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.
5 Thực trạng phát triển ngành Logistics bên thứ ba (3PL) ở Trung Quốc / Nguyễn Mai Đức // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 9(217) .- Tr. 16 - 28 .- 658
Giới thiệu chung về ngành Logisctiscs bên thứ 3 của Trung Quốc trong những năm gần đây trên các tiêu chí như đặc điểm, tình hình phát triển và những khó khăn, từ đó đúc kết những kinh nghiệm phát triển cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam.
6 Nguyên tắc tái cấu trúc doanh nghiệp vận tải Biển ở Việt Nam / Vũ Thị Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 120-122 .- 332.1
Trình bày một số thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp vận tải Biển và những nguyên tắc tái cấu trúc doanh nghiệp vận tải Biển.
7 Cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam / Vũ Hoàng Linh, Phạm Bích Ngọc // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 658 .- Tr. 54-58 .- 658
Tập trung phân tích thực trạng nâng lực cạnh tranh của các nhà bán lẻ, chính sách cạnh tranh của các nhà bán lẻ và những tác động hiện tại của cạnh tranh đối với thị trường bán lẻ.
8 Đo lường tác động của lan toả công nghệ, phân phối lại và cạnh tranh đến năng suất các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam / Phùng Mai Lan, Nguyễn Khắc Minh // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 254 tháng 08 .- Tr. 40-49 .- 658
Mục tiêu của nghiên cứu này tập trung đo lường hiệu ứng cạnh tranh từ các doanh nghiệp công nghệ cao và từ các doanh nghiệp thị phần tăng trong quá trình phân phối lại. Nghiên cứu này được cải biên từ phân rã năng suất tĩnh và động của Olley-Pakes. Áp dụng vào ngành chế tác Việt Nam giai đoạn 2012-2016, nghiên cứu đã chỉ ra hiệu ứng cạnh tranh trong quá trình phân phối lại đóng vai trò quan trọng nhất trong khi sự rút lui của các doanh nghiệp gây thiệt hại nhất tới tăng trưởng năng suất gộp của ngành. Tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp có công nghệ cao mạnh hơn là từ các doanh nghiệp có thị phần tăng. Và khả năng học hỏi và đổi mới công nghệ trong nội bộ các doanh nghiệp chế tác Việt Nam còn rất hạn chế.
9 Đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp logistics ở Việt Nam g: / TS. Phạm Thái Hà // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 676 tháng 3 .- Tr. 85-88 .- 658
Bài viết sử dụng mô hình hoạt động SWOT để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, qua đó, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đặt ra.
10 Giải pháp tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên / Đỗ Thị Thúy Phươn // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 241 tháng 7 .- Tr. 86-95 .- 658
Hợp tác trong sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép trong bối cảnh sự phát triển của ngành thép theo hướng bền vững. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tham gia hợp tác với nhau trong sản xuất kinh doanh nhưng số lượng chưa cao. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp chưa toàn diện, các doanh nghiệp mới chỉ hợp tác trong lĩnh vực cung ứng nguyên liệu thép. Hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp phù hợp với lĩnh vực hợp tác nhưng chưa đa dạng, phong phú. Mức độ hợp tác giữa các doanh nghiệp xét trên góc độ tổng thể còn lỏng lẻo do lĩnh vực hợp tác hẹp, nhưng xét trên lĩnh vực cung ứng nguyên liệu, sự hợp tác tương đối bền vững, chặt chẽ. Để thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép trên địa bàn Thái Nguyên, cần triển khai đồng bộ các giải pháp mà tác giả đề xuất. Sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia, giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định, hiệu quả hơn, tốc độ tăng trưởng cao hơn.