CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nhiễm trùng--Bệnh viện

  • Duyệt theo:
1 Mức độ nhạy cảm với kháng sinh mới imipenem/relebactam của các chủng Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa kháng carbapenem / Phạm Hồng Nhung, Nguyễn Thị Vân Anh // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 24-31 .- 610

38 chủng Klebsiella pneumoniae sinh carbapenemase nhóm A và 42 chủng Pseudomonas aeruginosa sinh carbapenemase nhóm A hoặc đề kháng carbapenem theo cơ chế không sinh carbapenemase phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2024 được xác định giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) imipenem/relebactam bằng phương pháp Etest.

2 Nhiễm trùng do các trực khuẩn Gram âm thường gặp tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 / Phạm Hồng Nhung, Nguyễn Tuấn Linh // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 43-51 .- 610

Nhiễm trùng do các trực khuẩn Gram âm đa kháng tại Trung tâm Hồi sức tích cực là vấn đề đáng quan ngại. Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định vai trò của căn nguyên trực khuẩn Gram âm gây bệnh và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của chúng trong năm 2023. A. baumannii, K. pneumoniae và P. aeruginosa là các căn nguyên gây bệnh hàng đầu, chiếm 49,7% tổng số căn nguyên phân lập được. Các trực khuẩn này đều có mức độ nhạy cảm với các kháng sinh thấp kể cả với kháng sinh mới như ceftazidime/avibactam. Nghiên cứu cung cấp dữ liệu giúp các bác sĩ lâm sàng có thể lựa chọn được kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm phù hợp cho các nhiễm trùng do một số nhóm trực khuẩn Gram âm có nguy cơ kháng carbapenem khi chưa có kết quả kháng sinh đồ.

3 Điều trị nhiễm trùng mảnh ghép mạch máu: Thông báo các ca lâm sàng / Dương Ngọc Thắng, Nguyễn Hữu Ước, Đoàn Quốc Hưng, Đỗ Thị Thu Hiền // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 232-241 .- 610

Báo cáo chia sẻ một số kinh nghiệm của Bệnh viện Việt Đức qua mô tả hồi cứu 05 bệnh nhân nhiễm trùng mảnh ghép mạch máu sau phẫu thuật mạch máu chi dưới được điều trị bằng phương pháp bảo tồn, lấy bỏ đoạn mạch nhân tạo hoặc thắt động mạch đùi, bắc cầu ngoài giải phẫu tái thông mạch chi dưới, chăm sóc tại chỗ vùng nhiễm trùng.

4 Nồng độ ức chế tối thiểu và mức độ dai dẳng kháng sinh với vancomycin của các chủng Staphylococcus aureus / Mai Thị Trang, Nguyễn Khắc Tiệp, Phạm Hồng Nhung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 12-18 .- 610

213 chủng Staphylococcus aureus phân lập trong bệnh phẩm máu và catheter tại Khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 02/2022 đến 08/2022 được xác định giá trị MIC (minimum inhibitor concentration) với vancomycin bằng phương pháp vi pha loãng. Kết quả cho thấy, có 61,4% số chủng là MRSA. Giá trị MIC với vancomycin nằm trong khoảng từ 0,25 µg/ml đến 1 µg/ml. Không ghi nhận trường hợp nào đề kháng với vancomycin. Có 128 chủng có MIC bằng 1, chiếm tỉ lệ 60,1%. 52 chủng được chọn ngẫu nhiên để làm thử nghiệm dai dẳng kháng sinh. Kết quả cho thấy, các chủng đều có tỉ lệ dai dẳng kháng sinh rất cao. Không có sự khác biệt về tỉ lệ dai dẳng kháng sinh giữa 2 nhóm S. aureus có MIC bằng 1 và MIC bằng 0,5.

5 Phẫu thuật lại trên bệnh nhân đặt stent graft động mạch chủ bụng : báo cáo 2 ca lâm sàng / Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Duy Thắng, Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Duy Gia // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 34-41 .- 610

Nghiên cứu phẫu thuật lại trên bệnh nhân đặt stent graft động mạch chủ bụng : báo cáo 2 ca lâm sàng. Đặt stent graft ngày càng trở thành một biện pháp an toàn và hiệu quả để điều trị các bệnh lý của động mạch chủ bụng dưới thận, đặc biệt là ở nhóm người bệnh có nguy cơ cao. Tuy nhiên vẫn có những biến chứng ít gặp cần can thiệp ngoại khoa sau đó. Tắc nhánh và nhiễm trùng stent graft là các biến chứng không thường gặp, bệnh nhân tắc nhánh stent graft cần phẫu thuật khi có biểu hiện thiếu máu rõ và không có khả năng can thiệp lại, còn nhiễm trùng stent graft luôn cần chỉ định phẫu thuật lại khi có chẩn đoán rõ ràng. Nguy cơ phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân nhiễm trùng là rất cao nên việc phát hiện sớm, lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp phối hợp với điều trị kháng sinh theo phác đồ là yếu tố quan trọng giúp điều trị thành công.

6 Thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa Ngoại Bệnh viện E năm 2020 / Trịnh Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thu Liễu, Lê Thị Quỳnh Trang // .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 293-299 .- 610

Mô tả thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa Ngoại Bệnh viện E năm 2020. Đối với các bệnh nhân phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật đường tiêu hóa dinh dưỡng càng đóng vai trò quan trọng. Tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh phẫu thuật là yếu tố nguy cơ làm tăng các biến chứng như: nhiễm trùng vết mổ, nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong. Với mong muốn khảo sát được tình hình dinh dưỡng của đối tượng và xác định được một số yếu tố liên quan, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị với bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa và hạn chế các biến chứng liên quan đến dinh dưỡng như nhiễm trùng, tăng thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.

7 Kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Sơn La / Trần Thị Nga, Hà Thị Bích Liên // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 85-90 .- 610

Trình bày kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Sơn La. Nhiễm khuẩn bệnh viện là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện xuất hiện tại những cơ sở khám chữa bệnh không tuân thủ các quy trình thực hành vô khuẩn cơ bản trong chăm sóc, điều trị người bệnh và ở những nơi kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế còn hạn chế. Kiến thức đúng về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Sơn La gần 80%. Cần thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn, chú ý những nội dung như các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn bệnh viện, vị trí lưu trữ phương tiện phòng hộ, thực hành trong phòng ngừa chuẩn và nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn.

8 Bệnh Melioidosis ở Việt Nam : những nổ lực trong nâng cao hiệu quả chẩn đoán và dự phòng / Trần Thị Lệ Quyên, Phạm Công Hoạt, Bùi Thị Việt Hà, Trịnh Thành Trung // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 37-39 .- 610

Melioidosis là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm. Với sự nỗ lực, miệt mài, sự phối hợp của các bác sĩ tại hơn 40 bệnh viện trong cả nước, cũng như sự ủng hộ của Bộ KH&CN, chúng ta có thể sàng lọc nhanh về bệnh Melioidosis tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu không những đóng góp tri thức hiểu biết về dịch tễ học mà còn giúp các nhà khoa học và các bác sĩ lâm sàng hiểu được đặc tính của chủng vi khuẩn B. pseudomallei, từ đó có định hướng nghiên cứu cũng như điều trị bệnh.

9 Ứng dụng kỹ thuật multiplex PCR phát hiện các gen VEB, DIM và AmpC của các chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa phân lập tại Bệnh viện Xanh Pôn và Bệnh viện Thanh Nhàn / Ngô Thị Hồng Hạnh, Phạm Duy Thái, Trần Thị Vân Phương, Hoàng Thị Hằng, Trần Huy Hoàng // .- 2019 .- Số 9 .- Tr.29-33 .- 610

Pseudomonas aeruginosa là một trong những căn nguyên phổ biến gây nhiễm trùng bệnh viện, nhiễm trùng cơ hội. Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng kỹ thuật multiplex PCR để phát hiện các gen mã hóa ESBL (blaVEB), MBL (blaDIM) và AmpC ở các chủng P. aeruginosa phân lập tại Bệnh viện Xanh Pôn và Bệnh viện Thanh Nhàn từ năm 2010 đến năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa dạng gen kháng kháng sinh của các chủng P. aeruginosa trong nghiên cứu cũng như chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện để ngăn chặn sự lan truyền các tác nhân này và đem lại hiệu quả điều trị.