CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đông máu

  • Duyệt theo:
1 Máu tụ dưới màng cứng ngoài tủy tự phát: Báo cáo ca lâm sàng / Nguyễn Vũ, Nguyễn Thị Hương Giang, Hồ Thanh Sơn // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 396-403 .- 610

Báo cáo trình bày một trường hợp nam 77 tuổi đang điều trị nhồi máu não não bằng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu được chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng ngoài tủy tự phát với biểu hiện đau lưng cấp tính kèm theo yếu hai chi dưới và tiểu tiện không tự chủ.

2 Tác dụng chống đông của viên hoàn Huyết phủ trục ứ hoàn trên thực nghiệm / Đặng Công Thái, Trịnh Hoài Nam, Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Thị Thanh Loan, Phạm Thị Vân Anh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 275-281 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng chống đông của viên hoàn mềm Huyết phủ trục ứ hoàn trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid ở chuột cống trắng chủng Wistar. Chuột được uống thuốc thử liều 0,72 viên/kg/ngày và thuốc chứng dương rivaroxaban liều 3 mg/kg/ngày trong 7 ngày liên tục. Hai giờ sau khi uống thuốc thử lần cuối cùng, chuột được gây mô hình đông máu bằng cách tiêm tĩnh mạch đuôi chuột lipopolysaccharid liều 3 mg/kg. Chuột cống ở các lô nghiên cứu được lấy máu vào thời điểm 4 giờ sau khi gây mô hình để đánh giá các chỉ số nghiên cứu bao gồm số lượng tiểu cầu, nồng độ fibrinogen, thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT).

3 Mất thị lực do tụ máu ổ mắt sau phẫu thuật tạo hình mí đôi trên bệnh nhân rối loạn đông máu : báo cáo một ca lâm sàng / Phạm Thị Việt Dung, Lưu Phương Lan // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 251-256 .- 610

Nghiên cứu trình bày báo cáo ca bệnh mất thị lực do tụ máu ổ mắt sau phẫu thuật tạo hình mí đôi trên bệnh nhân rối loạn đông máu. Tụ máu sau phẫu thuật là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật tạo hình mí đôi, mất thị lực vĩnh viễn là biến chứng nặng nề nhất của phẫu thuật tạo hình mí đôi. Báo cáo ca bệnh nữ 22 tuổi bị chảy máu, tụ máu ổ mắt sau phẫu thuật tạo hình mí đôi liên quan tới rối loạn đông máu do dị dạng tĩnh mạch chi dưới. Do tình hình rối loạn đông máu nặng, không thể can thiệp phẫu thuật lấy máu tụ, giảm áp, cầm máu, điều trị bằng nội khoa được đẩy mạnh với nguyên tắc: điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu, giảm áp lực ổ mắt bằng steroid và lợi tiểu cùng với các biện pháp hỗ trợ khác. Sau 11 tháng, thị lực mắt phải phục hồi hoàn toàn trong khi mắt trái mất thị lực vĩnh viễn. Nguyên nhân gây chảy máu, cơ chế gây mất thị lực, cách phòng ngừa và điều trị được tác giả bàn luận. Rối loạn đông máu làm tăng nguy cơ tụ máu lớn, chảy máu không cầm và gây hạn chế chỉ định can thiệp ngoại khoa giải ép ổ mắt nên rất cần được khám sàng lọc và xét nghiệm trước mổ.

4 Tác dụng chống đông của viên hoàn trân châu ngưu hoàng hoàn trên thực nghiệm / Trần Thái Hà, Đào Xuân Tỉnh, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thanh Loan // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 247-254 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng chống đông của viên hoàn trân châu ngưu hoàng hoàn trên thực nghiệm. Đông máu là quá trình máu chuyển từ thể lỏng thành thể đặc do sự chuyển fibrinogen thành fibrin không hòa tan. Các sợi fibrin trùng hợp tạo thành mạng lưới giam các thành phần của máu, làm máu đông lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng chống đông phụ thuộc liều của Trân châu ngưu hoàng hoàn thể hiện thông qua việc tăng số lượng tiểu cầu và nồng độ fibrinogen, đồng thời kéo dài PT và aPTT. Như vậy, Trân châu ngưu hoàng hoàn có tác dụng chống đông trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid ở chuột cống trắng.

5 Kết quả điều trị rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch / Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Quang Tùng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 11(Tập 147) .- Tr. 237-244 .- 610

Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả kết quả điều trị rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch. Đông máu rải rác trong lòng mạch là một hội chứng rối loạn đông máu khá phổ biến và rất nghiêm trọng trong lâm sàng, đặc trưng bởi hiện tượng hoạt hóa quá mức hệ thống đông cầm máu, làm tăng tiêu thụ tiểu cầu và các yếu tố đông cầm máu, dấn đến hình thành và lắng đọng fibrin ở những mạch máu nhỏ và vừa. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch, phối hợp chặt chẽ điều trị bệnh nền, truyền chế phẩm máu và sử dụng thuốc chống đông hợp lí để nâng cao hiệu quả điều trị.

6 Tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu Fibrin của viên nang TD.HK01 trên thực nghiệm / Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thanh Loan, Mai Phương Thanh // .- 2018 .- Số 115 (6) .- Tr. 80-88 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin của chế phẩm TD.HK01 trên mô hình gây đông máu thực nghiệm. Tiêm tĩnh mạch đuôi chuột cống trắng lipopolyssacharid và tiêm tĩnh mạch tai thỏ thrombin để gây đông máu thực nghiệm. Thời gian prothrombin, thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa,số lượng tiểu cầu, nồng độ fibrinogen, nồng độ D-dimer được xác định để đánh giá tác dụng của TD.HK01 trên quá trình đông máu và tiêu fibrin. Kết quả nghiên cứu cho thấy TD.HK01 liều 0,8 g/kg/ngày và liều 2,4 g/kg/ngày trên thỏ có tác dụng tiêu fibrin trên mô hình gây đông máu bằng thrombin. TD.HK01 không có tác dụng chống đông trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid trên chuột cống trắng.