CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bệnh--Hô hấp

  • Duyệt theo:
1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phế quản cấp tại Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội / Vũ Thị Ngoan, Ngô Quỳnh Hoa // .- 2023 .- Tập 65 - Số 12 - Tháng 12 .- Tr. 19-22 .- 610

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) viêm phế quản cấp điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 BN viêm phế quản cấp từ tháng 4/2021 đến tháng 12/2021. BN đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu được tiến hành khám lâm sàng, lấy máu xét nghiệm và chụp X-quang ngực.

2 Kết quả đo nồng độ CO2 máu qua da ở trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương / Đặng Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Quỳnh Nga // .- 2023 .- Tập 168 - Số 7 - Tháng 8 .- Tr. 171-178 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá mối tương quan và sự tương đồng giữa nồng độ CO2 máu đo qua da (TcCO2) và nồng độ CO2 máu trong khí máu động mạch (PaCO2) ở trẻ sơ sinh suy hô hấp cần hỗ trợ thở máy. Nghiên cứu được tiến hành trên 26 trẻ sơ sinh suy hô hấp cần hỗ trợ thở máy (với 211 mẫu khí máu động mạch tương ứng) tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương.

3 Kết quả điều trị hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở trẻ em có amiđan quá phát bằng thuốc kháng leukotriene / Phí Thị Quỳnh Anh, Phạm Đức Huy, Đào Hoa Phượng, Phạm Đặng Hoàng Giang, Phạm Thị Thu Huyền, Trần Minh Điển // .- 2023 .- Tập 168 - Số 7 - Tháng 8 .- Tr. 143-152 .- 610

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị OSAS mức độ nhẹ và vừa ở trẻ em có amiđan quá phát bằng phương pháp điều trị bằng thuốc kháng leukotriene. Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu so sánh trước sau được thực hiện trên 63 trẻ trong độ tuổi từ 2 - 12 tuổi, có amiđan quá phát (từ độ 2 trở lên), có kèm theo/ hoặc không kèm theo VA quá phát được chẩn đoán OSAS tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 8/2016 - 12/2019.

4 Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng ho p/h trên thực nghiệm / Vũ Văn Tiến, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Hà, Đinh Thị Thu Hằng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 188-196 .- 610

Mục tiêu nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá độc tính cấp và tác dụng giảm ho, long đờm của Cao lỏng Ho P/H trên thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp được tiến hành trên chuột nhắt trắng, theo dõi tình trạng chung, số lượng chuột chết trong vòng 72 giờ và cho đến hết ngày thứ 7 sau khi uống thuốc thử. Tác dụng giảm ho của Cao lỏng Ho P/H được đánh giá trên mô hình gây ho bằng amoniac trên chuột nhắt trắng. Tác dụng long đờm của Cao lỏng Ho P/H được đánh giá dựa trên nồng độ phenol đỏ của dịch rửa khí quản chuột nhắt trắng.

5 Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và căn nguyên ở bệnh nhân nghi ho gà tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương / Nguyễn Kim Thư, Lê Văn Duyệt // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 207-216 .- 610

Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp, gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu < 5 tuổi. Thời gian ủ bệnh từ 2 - 30 ngày, bệnh tiến triển qua các giai đoạn, biến chứng gồm viêm phế quản-phổi, ho, lồng ruột, sa trực tràng, viêm não. Mặc dù đã có vắc xin, nhưng tỷ lệ mắc và biến chứng vẫn cao. Mục đích nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng và căn nguyên gây bệnh ho gà tại Việt Nam.

6 Giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm qsofa ở bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp nặng / Vũ Quốc Đạt, Phan Khanh Toàn, Lưu Quang Vũ // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 217-224 .- 610

Phân loại nguy cơ khi nhập viện là yếu tố quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu trên 794 bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp nặng (SARI) nhập viện tại 48 bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh ở Việt Nam.

7 Thực trạng bệnh hô hấp trên tại 6 bệnh viện khu vực giáp vịnh Bắc Bộ từ năm 2017-2021 / Phạm Thị Bích Đào, Mai Thị Mai Phương, Trần Văn Tâm, Bùi Thị Mai, Lê Minh Đạt, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thị Thái Chung, Ngô Thị Ngọc, Nguyễn Thị Xuân Hòa, Phạm Anh Dũng, Phạm Thị Bích Thuỷ, Lê Nam // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 204-211 .- 610

Nhằm đánh giá mô hình bệnh lý viêm đường hô hấp trên tại các tỉnh thuộc khu vực giáp Vịnh Bắc bộ. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, thống kê các bệnh lý viêm đường hô hấp trên tại 6 bệnh viện tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Ninh.

8 Giá trị của real-time pcr đa mồi trong xác định căn nguyên nhiễm trùng đường hô hấp dưới cộng đồng / Trần Thị Ngân, Lê Hoàn, Lê Minh Hằng, Đinh Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trần Minh Châu // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 294-300 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 56 người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới được thực hiện kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn thông thường và real-time PCR đa mồi. Tỉ lệ phát hiện tác nhân của nuôi cấy vi khuẩn là 12,5%, của real-time PCR đa mồi là 44,6%, trong đó 28,6% trường hợp chỉ phát hiện vi khuẩn, 8,9% chỉ phát hiện virus, 3,6% đồng nhiễm virus - vi khuẩn và 3,6% trường hợp phát hiện vi khuẩn không điển hình.

9 Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động tại hai công ty và một số yếu tố liên quan ở Đồng Nai năm 2020 / Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Khương Văn Duy, Phạm Thị Quân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Quốc Doanh, Phan Thị Mai Hương, Ngô Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, Lê Thị Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 401-409 .- 610

Trình bày thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động tại hai công ty và một số yếu tố liên quan ở Đồng Nai năm 2020. Bụi trong môi trường lao động là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh đường hô hấp cấp tính và mạn tính cho người lao động. Bệnh bụi phổi silic là bệnh xơ hóa phổi do hít phải silic tự do, bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người lao động sản xuất vật liệu xây dựng do không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ nhiễm bệnh, đinh hướng cho ban lãnh đạo các công ty và các cơ quan quản lý đề ra những chính sách phù hợp bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

10 Rối loạn chức năng hô hấp của bệnh nhân bụi phổi silic tại Bệnh viện phổi Trung ương năm 2020 / Khương Văn Duy, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Thị Quỳnh, Phan Mai Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 417-424 .- 610

Mô tả rối loạn chức năng hô hấp của bệnh nhân bụi phổi silic tại Bệnh viện phổi Trung ương năm 2020. Bụi phổi silic là bệnh bụi phổi nghề nghiệp xảy ra do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là xơ hóa và phát triển các tổn thương dạng nốt ở phổi. Cho đến nay, bệnh bụi phổi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh tiến triển theo thời gian gây hiện tượng xơ hóa phổi không hồi phục. Công nhân mắc bệnh bụi phổi thường dễ mắc các bệnh như lao, tâm phế mạn, suy hô hấp. Đánh giá rối loạn chức năng hô hấp có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán mức độ bệnh, giúp chẩn đoán, điều trị hợp lý, theo dõi tiến triển và tiên lượng bệnh bụi phổi silic.