CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Điều trị
1 Tác dụng của siro tăng dịch thừa khí trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em / Nguyễn Kim Ngọc, Bùi Thị Bích Phương // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2022 .- Số 73 .- Tr. 46-56 .- 615
Đánh giá tác dụng của siro tăng dịch thừa khí trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em.
2 Tuân thủ điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa Hà Nội và các yếu tố liên quan / Nguyễn Văn Tuấn, Lý Thị Kim Chi // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 152-160 .- 610
Nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tại huyện Ứng Hòa Hà Nội. Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa rõ, bệnh có rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc, dẫn đến những rối loạn về tâm lý và các hoạt động tâm thần. Kết quả cho thấy tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với các yếu tố: tuổi, tiền sử gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiến thức, số năm mắc bệnh, sự động viên thông cảm từ gia đình. Mô hình logistic chỉ ra kiến thức và sự động viên, thông cảm từ gia đình, người thân đối với người bệnh là yếu tố dự báo tuân thủ điều trị. Kết luận của nghiên cứu là các yếu tố: trình độ học vấn, sự động viên quan tâm của gia đình, kiến thức, tuổi, số năm mắc bệnh và tiền sử gia đình của người bệnh tác động tích cực tới tuân thủ điều trị. Ngược lại, các yếu tố: tuổi, số năm mắc bệnh và tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ đối với tuân thủ điều trị. Hai yếu tố dự báo tuân thủ là kiến thức và sự quan tâm của gia đình.
3 Chuẩn hóa bộ câu hỏi IIEF-5 Tiếng Việt và ứng dụng trong chẩn đoán rối loạn cương dương / Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Cao Thắng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 86-94 .- 610
Nghiên cứu nhằm chuẩn hóa bộ câu hỏi IIEF-5 Tiếng Việt và ứng dụng trong chẩn đoán rối loạn cương dương. Rối loạn cương dương là rối loạn chức năng tình dục thường gặp nhất ở nam giới. Nhằm mục đích đánh giá mức độ nặng và theo dõi hiệu quả điều trị của bệnh nhân rối loạn cương dương, rất nhiều công dụng đã được thiết kế, nghiên cứu và chứng minh tác dụng trên lâm sàng điển hình trong đó là bộ câu hỏi International Index of Erectile Function (IIEF) rút gọn – IIEF – 5. Nghiên cứu cho thấy phiên bản tiếng Việt đã được chuẩn hóa của IIEF-5 có tính thống nhất nội bộ cao với hệ số Cronbach’s alpha là 0,91. Độ tin cậy giữa 2 lần trả lời của bộ câu hỏi rất cao với hệ số Pearson > 0,86 với p < 0,01 ở tất cả các câu hỏi và ICC = 0,97. Tại ngưỡng 21 điểm, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán rối loạn cương dương của bộ câu hỏi IIEF-5 lần lượt là 96,6% và 60,9%. IIEF-5 có giá trị trong chẩn đoán rối loạn cương dương với AUC = 0,942. Kết quả nghiên cứu đã giúp khẳng định độ tin cậy và khả năng ứng dụng của phiên bản IIEF-5 tiếng Việt trong chẩn đoán rối loạn cương dương.
4 Tế bào gốc từ tủy xương : đặc điểm, tiềm năng và ứng dụng trong điều trị biến chứng bệnh tiểu đường / Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Chí Trường, Nguyễn Chí Toàn, Nguyễn Vân Hương, Ngô Thị Minh Thu, Lâm Phạm Phước Hùng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 7(Tập 64) .- Tr. 28-33 .- 610
Nghiên cứu nhằm cung cấp một số thông tin về đặc điểm của các loại tế bào gốc từ tủy xương (BM) và vai trò của chúng ở bệnh tiểu đường (DM): chúng bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự toàn vẹn của BM, tiềm năng và ứng dụng của tế bào gốc từ BM trong điều trị các biến chứng của DM. Tiểu đường (DM) là một bệnh mạn tính không lây, đang gia tăng nhanh chóng, nhất là ở những nước đang phát triển và trở thành gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Điều làm cho bệnh DM trở nên nghiêm trọng chính là các biến chứng của nó. Trong y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được đánh giá là một phương pháp mới điều trị hiệu quả các biến chứng của DM. Tế bào gốc có nguồn gốc từ tủy xương (BM) được xem là một ứng cử viên sáng giá trong liệu pháp này. Tuy nhiên, bản thân BM cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý DM vì nó có thể phát triển một bệnh lý vi mạch và bệnh thần kinh tương tự như các mô khác của cơ thể. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số phương pháp mới để tối ưu hóa liệu pháp tế bào gốc.
5 PSI – nâng cao khả năng thành công trong phẫu thuật bệnh u nang xương / Võ Quyền Năng, Phạm Trung Hiếu // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 7(760) .- Tr. 32-33 .- 610
Nghiên cứu trình bày phương pháp phẫu thuật bệnh u nang xương bằng thiết nị phẫu thuật nội soi xương 3D (patient specific instrument – PSI) giúp phẫu thuật khối u triệt để nhưng không làm tổn thương các lớp sụn, xương của bệnh nhân. U xương gần bề mặt khớp là một dạng tổn thương bất thường trong cấu trúc phát triển lòng xương của bệnh nhân. Các khối u này có thể lành tính hoặc ác tính, kích thước khác nhau theo từng giai đoạn phát triển và nằm sát ngay dưới bề mặt khớp. Ở giai đoạn này có sự thay đổi mạnh mẽ của hệ cơ xương khớp, khiến bệnh nhân đau đớn khi vận động, nếu để lâu có thể gây gãy xương bệnh lý, thoái hóa khớp thứ phát, dẫn tới tàn phế. Việc phát triển phương pháp mới mổ nội soi khắc phục được những hạn chế của 2 phương án truyền thống đó là: mổ mở để tìm khối u sẽ gây tổn thương nhiều cho các mô, mổ nội soi đi vào từ mặt khớp dễ dẫn đến tổn thương các khớp.
6 “Cơn bão cytokine” – sát thủ ở bệnh nhân Covid-19 / Nguyễn Trọng Phước, Trần Thị Thúy Hạnh, Uông Ngọc Nguyên, Nguyễn Thị Trang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 60-62 .- 610
Trình bày “Cơn bão cytokine” – sát thủ ở bệnh nhân Covid-19. Cơn bão cytokine là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nặng và diễn biến bệnh trở nên xấu đi ở bệnh nhân Covid-19. Đây là một hội chứng bao gồm các rối loạn về điều hòa miễn dịch, được đặt trưng bởi hiện tượng đáp ứng viêm toàn thân một cách quá mức, gây ra các rối loạn chức năng đa cơ quan, có thể dẫn tới suy đa tạng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đầy đủ, kịp thời. Kiểm soát cơn bão cytokine hiện tại là phương pháp điều trị chính nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tỷ lệ bệnh nặng và tử vong ở những bệnh nhân Covid-19.
7 Kết quả chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa và một số yếu tố liên quan / Vương Thị Được, Nguyễn Thị Tuyến, Dương Minh Tâm // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 106-114 .- 610
Trình bày kết quả chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa và một số yếu tố liên quan. Rối loạn lo âu lan tỏa được đặc trưng bởi tình trạng lo âu quá mức không kiểm soát được, lan tỏa nhiều chủ đề, không khu trú bất cứ tình huống đặc biệt nào, kéo dài trên 6 tháng. Đây là một rối loạn phổ biến trong lâm sàng tâm thần học, thường gặp nhất trong các rối loạn lo âu được điều trị nội trú. Khả năng nhận biết dấu hiệu, triệu chứng đang tăng của người bệnh liên quan với số lần nằm viện, tình trạng phòng bệnh và số chủ đề lo âu. Khả năng lập kế hoạch đối phó với các tình huống lo âu trong tương lai liên quan với số lần nằm viện, tình trạng phòng bệnh, sang chấn tâm lý, số chủ đề lo âu và số triệu chứng. Sự tiến triển của lo âu dưới sự điều trị và chăm sóc là tiến triển rõ rệt, sự tiến triển còn liên quan đến số lần điều trị, khả năng lập kế hoạch và khả năng ứng phó của người bệnh trước lo âu.
8 Đặc điểm lâm sàng của nang ruột đôi ở trẻ điều trị tại Khoa ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2010-2020 / Đinh Anh Đức, Phạm Duy Hiền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 179-186 .- 610
Nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng của nang ruột đôi ở trẻ điều trị tại Khoa ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2010-2020. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 13-60 tháng (45,7%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 26,5+-24,8 (tháng). Thường gặp nhất là trẻ nam (67,4%). Phần lớn trẻ có triệu chứng đau bụng (58,7%), tiếp đó là triệu chứng nôn (39,1%) và chướng bụng (8,7%). Trong đó triệu chứng đau bụng và chướng bụng chủ yếu ở vị trí ruột non (96,3% và 50%). Có khoảng 13% trẻ không có triệu chứng và không có trường hợp nào sờ thấy khối ở bụng. Trung bình một trẻ có khoảng 1,35+-0,5 triệu chứng. Phần lớn nang ruột đôi xuất hiện ở vị trí hồi tràng và hồi manh tràng với tỉ lệ lần lượt là 45,7 và 43,5. Nghiên cứu cung cấp thêm về hình thái lâm sàng của nang ruột đôi – một trường hợp hiếm gặp.
9 Kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm viêm gan B của người bệnh mới vào điều trị tại khoa nghiên cứu và điều trị viêm gan, Bệnh viện Chợ Rẫy / Lê Minh Thi, Trần Thị Diễm // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 237-247 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm viêm gan B của người bệnh mới vào điều trị tại khoa nghiên cứu và điều trị viêm gan, Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh có kiến thức đạt về phòng lây nhiễm virus viêm gan B là 48,1% và thực hành đạt 37,2%. Người bệnh có kiến thức đạt thì có thực hành về phòng lây nhiễm virus viêm gan B đạt cao gấp 2,6 lần so với người có kiến thức không đạt. Kiến thức và thực hành dự phòng virus viêm gan B có mối liên quan chặt với người bệnh từ tỉnh khác ngoài thành phố Hồ Chí Minh, trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp và thu nhập của người bệnh. Nghiên cứu khuyến nghị khoa Viêm gan của bệnh viện xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác tư vấn phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B cho toàn bộ người bệnh, chú trọng tư vấn về chế độ dinh dưỡng, đường lây, về xét nghiệm và tiêm phòng vắc xin.
10 Nghiên cứu phẫu thuật thay khớp toàn phần điều trị lao khớp háng giai đoạn IV / Đỗ Đăng Hoàn, Đào Xuân Thành // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 45-53 .- 610
Nghiên cứu nhận xét kết quả phẫu thuật thay khớp háng điều trị lao khớp háng giai đoạn IV hoạt động và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật thay khớp háng trong điều trị lao khớp háng giai đoạn IV. Lao khớp háng là bệnh viêm khớp háng đặc hiệu do trực khuẩn lao gây ra, chiếm khoảng 15-20% tổng số các trường hợp lao xương khớp, là bệnh lao xương khớp phổ biến thứ 2 sau lao cột sống. Phân tích hồi quy logistic cho thấy sự hình thành đường rò mạn có tính liên quan đến biểu hiện nhiễm trùng mạn tính do lao trước phẫu thuật. Thay khớp háng toàn phần điều trị lao khớp háng giai đoạn IV là phương pháp điều trị thực tế cho kết quả: 88,1% rất tốt, 11,9% tốt. Phẫu thuật viên cần điều trị cải thiện tình trạng của bệnh nhân trước khi thực hiện thay khớp bằng điều trị thuốc chống lao, loại bỏ áp xe khớp và tình trạng nhiễm trùng mạn tính do lao, làm giảm phản ứng viêm và chọn thời điểm thích hợp để phẫu thuật.