CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đột qụy não

  • Duyệt theo:
1 Độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Aphasia Rapid Test trong sàng lọc thất ngôn ở người bệnh đột quỵ não / Bùi Thị Hoài Thu, Lê Thị Phương Dung, Trần Lan Phương, Dương Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Phượng, Đặng Thuỳ Linh, Lưu Thị Mến, Lê Thu Trà // .- 2024 .- Tập 181 - Số 08 .- Tr.22-31 .- 610

Nghiên cứu đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Aphasia Rapid Test (ART) trong sàng lọc thất ngôn ở người bệnh đột quỵ não điều trị nội trú tại Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai. Độ nhạy độ, đặc hiệu và mức độ phù hợp được so sánh với Aphasia Quotent dựa trên phân tích hồi quy nhị phân và chỉ số Kappa.

2 Thực trạng rối loạn nuốt và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ não điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023 - 2024 / Lê Mai Trà Mi, Hoàng Khánh Linh, Hoàng Hải My, Hoàng Thị Hoà, Nguyễn Thuỳ Linh // .- 2024 .- Tập 181 - Số 08 .- Tr.203-213 .- 610

Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và gây ra rất nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là chứng rối loạn nuốt. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 108 người bệnh đột quỵ não đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm xác định tỷ lệ mắc rối loạn nuốt và một số yếu tố liên quan.

3 Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tái nhập viện trong 30 ngày ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Cần Thơ năm 2022 / Phạm Kiều Anh Thơ, Phạm Văn Phương, Lê Văn Minh, Nguyễn Thanh Tân // .- 2024 .- Tập 176 - Số 03 - Tháng 5 .- Tr. 188-197 .- 610

Tỷ lệ tái nhập viện trong 30 ngày được sử dụng như một chỉ số đánh giá chất lượng và hiệu quả điều trị đột quỵ não cấp của bệnh viện. Nghiên cứu này với mục tiêu xác định tỷ lệ tái nhập viện sau 30 ngày và một số yếu tố liên quan tỷ lệ tái nhập viện sau 30 ngày ở bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Qua phân tích 224 đột quỵ não cấp ghi nhận.

4 Một số yếu tố liên quan đến chuyển dạng chảy máu ở bệnh nhân lấy huyết khối hệ tuần hoàn não trước / Đào Việt Phương, Phạm Thuỳ Linh, Mai Duy Tôn, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Quang Thọ // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 27-36 .- 610

Chuyển dạng chảy máu là một biến chứng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến kết cục lâm sàng và tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân nhồi máu não đặc biệt là bệnh nhân nhồi máu não được can thiệp lấy huyết khối cơ học. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến chuyển dạng chảy máu ở bệnh nhân lấy huyết khối cơ học do nhồi máu hệ tuần hoàn não trước. Phương pháp nghiên cứu là mô tả hồi cứu trên 84 bệnh nhân nhồi máu não cấp hệ tuần hoàn não trước được lấy huyết khối tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai, thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2022 đến hết tháng 07/2023.

5 Kết quả kiểm soát đường huyết bằng Insulin truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân đột quỵ não nặng / Hà Tấn Đức, Phạm Thu Thuỳ, Nguyễn Thị Ngọc Hân // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 66-75 .- 610

Đạt được kiểm soát đường huyết là một trong những yếu tố tác động đến kết cục ở bệnh nhân đột quỵ não. Nghiên cứu can thiệp thực hiện tại khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ với 19 bệnh nhân tăng đường huyết dai dẳng được kiểm soát bằng insulin truyền tĩnh mạch theo phác đồ của đơn vị Cleveland và đánh giá kết quả kiểm soát đường huyết.

6 Kết quả điều trị nhồi máu não cấp và yếu tố tiên lượng tử vong tại một số đơn vị đột quỵ não ở Hà Nội / Mai Duy Tôn, Nguyễn Duy Chinh, Hoàng Bùi Hải // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 79-87 .- 610

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận xét kết quả điều trị và tìm các yếu tố tiên lượng tử vong sau điều trị của bệnh nhân nhồi máu não cấp tại một số đơn vị ở Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thu thập 680 người bệnh nhập viện từ 1/8/2022 đến 31/8/2022 được chẩn đoán nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân y 103.

7 Xác định tỷ lệ và yếu tố tiên lượng tái thông vô ích của lấy huyết khối tuần hoàn trước / Nguyễn Hữu An, Vũ Đăng Lưu, Mai Duy Tôn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 7 (155) .- Tr. 84-91 .- 616

Hiện tượng tái thông vô ích được định nghĩa là đầu ra lâm sàng kém (mRS ≥ 3) tại thời điểm 3 tháng mặc dù được tái thông thành công (mTICI 2b-3) thì hiện chưa được đánh giá nhiều ở Việt Nam. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả, đơn trung tâm tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12 năm 2020 tới tháng 2 năm 2022 để bước đầu xác định tỷ lệ và các yếu tố tiên lượng của hiện tượng này.

8 Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng của điện châm kết hợp thuốc hoạt huyết an não trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp / Vũ Nam, Trần Minh Hiếu // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2021 .- Số 68 .- Tr. 1-11 .- 610

Phân tích đánh giá tác dụng phục hồi chức năng của điện châm kết hợp thuốc hoạt huyết an não trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Y học hiện đại đã điều trị có hiệu quả bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết và các kỹ thuật can thiệp cao như phẫu thuật, nong mạch, đặt giá đỡ hoặc sử dụng một số thuốc đã được đánh giá cao về hiệu quả dinh dưỡng, phục hồi chức năng tế bào thần kinh trên bệnh nhân đột quỵ não như Cerebrolysin. Điện châm kết hợp với uống thuốc hoạt huyết an não có tác dụng phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não, phương pháp an toàn trên lâm sàng và không gây tác dụng không mong muốn.

9 Phục hồi chức năng rối loạn nuốt sau đột quỵ não / Nguyễn Thị Phương Nga // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 12 - 16 .- 610

Tỷ lệ rối loạn nuốt dao động từ 19% đến 65% trong giai đoạn cấp sau đột quỵ. Rối loạn nuốt làm tăng tỷ lệ tử vong, biến chứng và thời gian nằm viện do làm tăng nguy cơ hít sặc, viêm phổi và suy dinh dưỡng. Do đó, quy trình tiếp cận chẩn đoán và can thiệp phục hồi chức năng rối loạn nuốt là rất quan trọng. Mục tiêu của bài là cập nhật điều trị và phục hồi chức năng tối ưu hiện nay đối với rối loạn nuốt sau đột quỵ.

10 BrainEx – Cơ hội cho những người mắc bệnh đột quỵ não, Alzheimer? / Lê Trọng Bỉnh // .- 2019 .- Số 8(725) .- .- 610

Trình bày kết quả nghiên cứu thuộc Đại học Yale (Hoa Kỳ) về việc khôi phục thành công hoạt động của tế bào thần kinh và lưu thông oxy, các hoạt chất trong não lợn 4h sau khi chết. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Nature mới đây đã thách thức các giả định về thời gian, kể cả bản chất không thể đảo ngược của việc chấm dứt một số chức năng não sau khi chết. Tuy không thể hồi sinh được chức năng não, nhưng nghiên cứu này đã mở ra một hướng đi mới cho giới khoa học về những nổ lực trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh đột quỵ não, Alzheimer, thậm chí xa hơn là thay đổi ranh giới giữa sự sống và cái chết.