CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn học dân gian

  • Duyệt theo:
1 Lưu Thủ Hoa trong lịch sử nghiên cứu Văn học dân gian Trung Quốc / Bùi Thị Thiên Thai // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 2(612) .- 0494-6928 .- 800.01

Giới thiệu những thành tựu có tính khai sáng trong nghiên cứu truyện kể dân gian của ông, đặc biệt tập trung vào một nghiên cứu cụ thể - type Cầu vận may trong kho tàng truyện kể dân gian Trung Quốc và thế giới, từ đó tổng kết công thức nghiên cứu so sánh loại hình văn hóa học đầy linh hoạt “kiểu Lưu Thủ Hoa” nhằm áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu type truyện dân gian Việt Nam.

2 Nhân vật Thnanh-Chey trong các truyện ở Nam Bộ và Campuchia / Thạch Thi Thanh Loan, Thạch Sê Ha // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 5(603) .- Tr. 67-75 .- 800.01

Trình bày sự tương đồng và khác biệt giữa các bản kể của Việt Nam và Campuchia. Từ đó, bài viết khai thác các giá trị văn hóa của các truyện này trong đời sống của người Khmer ở Nam Bộ nói riếng và ở Campuchia nói chung, góp phần tôn vình và lưu giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của người Khmer.

3 Văn học dân gian trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài / Hà Thị Hồng Mai, Lê Quang Pháp // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 6(313) .- Tr. 71-78 .- 800.01

Tổng hợp, phân tích thực trạng và đưa ra những lưu ý về việc khai thác các tác phẩm văn học dân gian trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

4 Ảnh hưởng của Văn học Ấn Độ đối với Văn học Dân gian Indonesia / Phạm Thanh Tịnh, Hà Thị Đan // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 7(92) .- Tr. 18-23 .- 800.01

Phân tích những ảnh hưởng của văn học Ấn Độ đối với văn học Indonesia, điển hình qua trường hợp tác phẩm “Jataka” và “Ramayana”, bài viết góp phần làm sáng tỏ quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa – văn học Ấn Độ tại xứ vạn đảo. Trên cơ sở đó, khẳng định tính bản địa hóa của quốc gia này trong quá trình tiếp thu văn học nước ngoài để làm phong phú, giàu có cho nền văn học dân tộc mình.

5 Mối liên hệ ký hiệu học – Folklore học và vấn đề vận dụng vào các nghiên cứu văn học dân gian / Vũ Anh Tuấn, Vũ Thị Tú Anh // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 52(62) .- Tr. 122-130 .- 800.01

Tổng thuật về mối liên hệ kí hiệu học và Follklore học qua một công trình nghiên cứu tiêu biểu của Follklore học thế giới cuối thế kỷ XX như một cách xác định vai trò và cách thức tiếp cận ký hiệu học trong nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa, nhấn mạnh các khuynh hướng của phương pháp tiếp cận này trong mối quan hệ với văn hóa dân gian.

6 Xiêng khắp văn hoan – Hành trình và biến đổi / Nguyễn Thị Mai Quyên // .- 2018 .- Số 11 (561) .- Tr. 56 - 70 .- 400

Bài viết đi vào trạng thái vận động của diễn xướng dân gian trong cộng đồng người Thái Mường Xang thông qua việc phân tích một loạt hình diễn xướng dân gian truyền thống của họ là tục khắp văn Hoan.

7 Về sự vận động của văn học dân gian / Lê Hồng Phong // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 29 - 36 .- 400

Tìm hiểu sự vận động của văn học dân gian Việt Nam nhằm góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử của các loại hình văn học dân gian.

8 Nghiên cứu văn học dân gian ở Trung Quốc / Bùi Thị Thiên Thai // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 79 - 92 .- 400

Tổng kết lịch sử ngành văn học dân gian Trung Quốc thế kỷ XX. Thời kỳ khởi nguồn của văn nghệ học đan gian 1900 – 1917; Sự hưng suy của phong trào ca dao 1918 – 1926; Thời kỳ chuyển đổi mô hình khoa học 1927 – 1937; Xây dựng ngành khoa học trong khói lửa chiến tranh 1937- 1949; Nghiên cứu sư tầm văn học dân gian17 năm sau khi thành lập nước 1949 – 1966; Xây dựng lí luận văn học dân gian thời kỳ mới 1976 nay.

9 Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam: Quá trình tiếp cận và những hướng nghiên cứu mới / Nguyễn Thị Huế // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 3- 16 .- 800

Đưa ra sự quan sát sơ bộ về quá trình tiếp cận và những hướng nghiên cứu mới thể hiện tinh thần khoa học thời đại của đội ngũ các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam, đem lại những điểm nhìn cách tân và những phát hiện độc đáo về bộ phận văn học này nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc lịch sự, sự tôn trọng đối với bức tranh văn hóa đa dạng và truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

10 Tính trữ tình trong sử thi Xơ Đăng / ThS. Lê Ngọc Bính // Nghiên cứu văn học .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 27 – 39 .- 800

Phân tích nhân vật trữ tình, ngôn ngữ thơ, các biện pháp tu từ trong sử thi Xơ Đăng.