CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển thị trường

  • Duyệt theo:
1 Phát triển thị trường tài chính xanh Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 55-57 .- 332.024

Hệ thống tài chính xanh bao hàm những hoạt động liên quan tới huy động nguồn tài chính xanh để sử dụng trong các hoạt động đầu tư xanh thông qua kênh thị trường tài chính xanh và các trung gian tài chính xanh. Thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đang từng bước ổn định đi vào giai đoạn phát triển. Các hoạt động của thị trường chủ yếu mới ở bước khởi động. Thị trường trái phiếu xanh đang trong giai đoạn triển khai thí điểm và thực hiện các chương trình tuyên truyền, giới thiệu các loại trái phiếu xanh đến các chủ thể trên thị trường. Thị trường cổ phiếu xanh được khởi động và thực hiện mạnh mẽ nhất bằng việc đưa vào vận hành chỉ số VNSI đồng thời với quy định yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết cung cấp thông tin về môi trường, xã hội và cộng đồng.

2 Kinh nghiệm phát triển thị trường Halal của Hàn Quốc / Đinh Công Hoàng, Hoàng Trung Hiếu // .- 2023 .- Số 03 (211) - Tháng 3 .- Tr. 20-26 .- 658

Trình bày tổng quan ngành Halal Hàn Quốc. Tập trung phân tích kinh nghiệm quốc tế của Hàn Quốc trong phát triển thị trường Halal, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm và du lịch.

3 Phát triển thị trường carbon tại Trung Quốc / Nguyễn Thị Nguyệt Nga // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 127-129 .- 330

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu, việc xây dựng, vận hành và phát triển thị trường carbon trở thành công cụ ngày càng quan trọng. Trung Quốc là một trong những quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới, thị trường carbon của nước này có quy mô lớn, chính thức ra đời từ năm 2021, được đánh giá là còn nhiều không gian và triển vọng rộng mở để phát triển trong thời gian tới. Bài viết trao đổi về những kinh nghiệm trong phát triển thị trường carbon của Trung Quốc, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong bối cảnh Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thành lập thị trường các-bon trong nước để vận hành thị trường này trong thời gian tới.

4 Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn Tp. Hà Nội / Nguyễn Thị Kim Chi, Vũ Huy Thông // .- 2023 .- Số 811 .- .- 330

Phát triển thị trường khoa học và công nghệ có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Để phát triển thị trường này tại TP. Hà Nội, ngoài việc thực hiện các chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ chung của Trung ương, TP. Hà Nội còn có một số quy định chính sách riêng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Thành phố. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Thu thập tài liệu thứ cấp, phân tích, tổng hợp, bài viết phân tích thực trạng phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn TP. Hà Nội, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường này trong thời gian tới.

5 Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam / Nguyễn Hồng Nhung, Lê Thị Liên, Nguyễn Thị Thanh Thanh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 64-66 .- 368

Bảo hiểm nhân thọ từ lâu được biết đến là sản phẩm bảo vệ con người trước những rủi ro của cuộc sống. Trên thế giới, ngành Bảo hiểm nhân thọ phát triển mạnh mẽ và được người dân tham gia nhiều, song ở Việt Nam thì tỷ lệ này khá khiêm tốn. Tính đến hết năm 2022, Việt Nam mới chỉ có 11% dân số tham gia trong khi đó, tại Philippines khoảng 38%, Malaysia khoảng 50%, Singapore khoảng 80%, Mỹ khoảng 90%. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào các nội dung chính: Khái niệm và đặc điểm, lịch sử phát triển ngành Bảo hiểm nhân thọ; Thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2018-2022 và giải pháp phát triển thị trường này trong thời gian tới.

6 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ xanh của cư dân đô thị Việt Nam / Đỗ Thị Mỹ Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 28-30 .- 330

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới ý định căn hộ xanh của cư dân đô thị tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích bao gồm 6 biến độc lập: (1) Thái độ hành vi; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi; (4) Quan tâm tới môi trường; (5) Nhận thức rủi ro tài chính; (6) Nhận thức hiệu quả môi trường. Mỗi biến đều tác động đến ý định mua chung cư xanh với hệ số khác nhau. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường căn hộ xanh tại khu vực đô thị.

7 Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Nhật Bản và bài học về minh bạch thông tin trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 62-64 .- 658

Thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung tâm Lưu ký chứng khoán chuẩn bị đưa thị trường giao dịch thứ cấp cho TPDN riêng lẻ vào vận hành trong tháng 6/2023 đang được kỳ vọng giúp gia tăng mạnh thanh khoản cho thị trường. Một trong số thành phần quan trọng của thị trường cần đảm bảo là minh bạch thông tin giao dịch. Từ kinh nghiệm phát triển thị trường TPDN của Nhật Bản, kết hợp với việc phân tích các báo cáo về minh bạch và tuân thủ thông tin các nước, bài viết tập trung phân tích sâu về vấn đề này tại Việt Nam, góp phần giải pháp hướng tới thị trường TP phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.

8 Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển khí thiên nhiên hóa lỏng ở Việt Nam hiện nay / Lê Minh Thống, Trần Văn Hiệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 630 .- Tr. 4-6 .- 330

Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là nguồn cung năng lượng quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng và góp phần bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu. Đây cũng là xu hướng chuyển dịch năng lượng của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Bài viết sẽ khái quát hóa những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thị trường LNG tại Việt Nam hiện nay.

9 Thị trường công nghệ tài chính thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Lê Thanh Phương // .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 103-107 .- 332.1

Công nghệ tài chính đối với sự phát triển kinh tế và hệ thống tài chính. Thị trường công nghệ tài chính thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Sự phát triển của công nghệ tài chính trong thời gian tới. Kết luận.

10 Khơi thông dòng vốn trái phiếu doanh nghiệp cho sự phát triển thị trường vốn Việt Nam / Đỗ Hoài Linh // Ngân hàng .- 2022 .- Số 24 .- Tr. 22-25 .- 332.1

Hiện trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Nhận diện nguyên nhân gây ra những bất ổn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Các giải pháp khơi thông dòng vốn trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.