CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thực vật

  • Duyệt theo:
1 Phương pháp phòng trừ và nâng cao tính kháng bệnh virus ở thực vật / Đỗ Tiến Phát, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 4(Tập 19) .- Tr. 607-618 .- 580

Trình bày nguyên lý hoạt động, tính ứng dụng cũng như ưu nhược điểm của một số phương pháp truyền thống và công nghệ mới trong nghiên cứu chọn cây trồng kháng bệnh virus. Virus là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất đối với cây trồng. Sự xâm nhiễm và lây lan của virus trong cây thường gây ra những thiệt hại đáng kể về năng suất và chất lượng nông sản. Do tính chất nguy hiểm của bệnh virus gây ra với cây trồng và nền sản xuất nông nghiệp, rất nhiều biện pháp, công nghệ đã được xây dựng và phát triển phục vụ công tác quản lý, phòng trừ và nâng cao tính kháng bệnh virus ở thực vật. Phục tráng, tạo cây giống sạch virus thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng kết hợp với xử lý nhiệt, lạnh hay hóa chất đã cho thấy hiệu quả tốt và được ứng dụng rộng rãi. Ngoài ra, việc sử dụng tính kháng chéo hay quy tụ gen kháng cho thấy tính ưu việt trong nâng cao phổ kháng và tính bền vững với bệnh virus. Đặc biệt, việc sử dụng các công nghệ mới như chuyển gen, bất hoạt gen, chỉnh sửa gen đã tạo được những bước tiến vượt bậc trong nghiên cứu nâng cao tính kháng bệnh virus trên cây trồng.

2 Khả năng ức chế Helicobacter pylori của một số mẫu cao chiết methanol từ thực vật thu tỉnh tại Lâm Đồng / Phan Nhã Hòa, Phạm Bảo Yên // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 5(Tập 64) .- Tr. 36-39 .- 610

Đánh giá khả năng ức chế Helicobacter pylori của một số mẫu cao chiết methanol từ thực vật thu tỉnh tại Lâm Đồng bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. H. pylori được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm nguyên nhân loại I dẫn đến ung thư dạ dày. Kết quả nghiên cứu xác định được 10 mẫu cao chiết thực vật có khả năng ức chế H. pylori tại nồng độ 100 mg/ml, trong đó có 5 mẫu ức chế 100% và 5 mẫu ức chế với đường kính vòng vô khuẩn 6-7 mm. Đây là những kết quả đầu tiên về tác dụng kháng H. pylori của các loài thực vật và là cơ sở để tiếp tục tìm kiếm các mẫu có tiềm năng phát triển làm thuốc điều trị H. pylori tại Việt Nam.

3 Đặc điểm sinh học các loài thực vật họ kim giao (Podocarpaceae) tại khu bảo tồn Thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Đà Nẵng / Đặng Hoàng Đức, Đỗ Thu Hà // .- 2022 .- Số 1 (50) .- Tr. 80-90 .- 660.6

Đề tài xác định thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài thực vật họ Kim giao tại Bà Nà – Núi Chúa. Đây là nơi có tính đa dạng sinh học cao với 795 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có nhiều loài thực vật có giá trị bảo tồn cao không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu.

4 Nghiên cứu tính ức chế thực vật của 6 loài cây cúc (Asteraceae) và định lượng hàm phenolic và flavonoid tổng / Ngô Chí Nam, Phan Khánh Linh, Hồ Lệ Thi // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 5(Tập 63) .- Tr. 35-40 .- 610

Xác định khả năng đối kháng thực vật của dịch MeOH từ 6 loài cây họ cúc (Asteraceae), bao gồm sài đất (Wedelia chinesis), hướng dương (Heianthus annuus), sao nháy (Cosmos bipinnatus), vạn thọ (Tagetes crecta), dã quỳ (Tithonia diversifolia) và cúc nhám (Zinnia elegans) lên cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cải bẹ xanh (Brassica juncea) ở các nồng độ khác nhau: 0,03, 0,1, 0,3, và 1 g/ml. Trong dịch trích cây sao nháy, hàm lượng phenolic tổng và flavonoid tổng cao vượt trội so với dịch trích từ những cây còn lại. Tuy nhiên, khả năng ức chế của dịch trích MeOH từ 6 loài cúc tại một số nồng độ không khác biệt ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ khả năng ức chế của các loại dịch trích này còn có thể phụ thuộc vào sự đóng góp của một số hợp chất khác ngoài phenolic và flavonoid.

5 Ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen ở thực vật / Nguyễn Đức Thành // .- 2021 .- Số 1(Tập 19) .- Tr. 15-40 .- 570

Trình bày những vấn đề cơ bản của các công cụ này và ứng dụng của chúng trong chỉnh sửa gen ở thực vật, đặc biệt là cung cấp các thông tin cập nhật nhất về ứng dụng trong cải tiến giống cây trồng. Công nghệ chỉnh sửa gen là các kỹ thuật sửa đổi gen như gây đột biến có mục tiêu hoặc chèn/xóa/thay thế tại các vị trí cụ thể trong gen của các sinh vật sống. Chỉnh sửa hệ gen dựa vào việc tạo ra sự đứt sợi đôi DNA ở vị trí chuyên biệt và việc sửa chữa DNA thông qua kết nối đầu cuối không tương đồng hoặc sửa trực tiếp tương đồng.

6 Phát hiện tự động các bộ phận của cây từ ảnh sử dụng mạng nơ-ron tích chập / Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Lan, Vũ Hải, Hoàng Văn Sâm // Thông tin và Truyền thông - Công trình Nghiên cứu .- 2018 .- Số 39 .- Tr. 17-25 .- 572

Đề xuất phương pháp phát hiện tự động bộ phân cây sự dụng nơ-ron tích chập. Các thực nghiệm được tiến hành trên tập con của tập dữ liệu PlantClef 2015 để đánh giá hiệu quả phương pháp đề xuất.

7 Ảnh hưởng của hàm lượng chất dinh dưỡng đến sinh khối và hàm lượng lipid của chủng tảo silic nước mặn chaetoceros ChTA / Nguyễn Thị Thu Liên, Nguyễn Hồng Sơn, Lê Thị Tuyết Nhân // Công nghệ Sinh học .- 2017 .- Số 15(1) .- Tr. 113-120 .- 580.1

Khảo sát sự ảnh hưởng các nồng độ khác nhau của nitrogen, phosphorus và silicate đến sự sinh trưởng và hàm lượng lipid tổng số của chủng tảo silic Chaetoceros ChTA đã được phân lập tại vùng bờ biển Thuận An, Thừa Thiên Huế.