CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín ngưỡng

  • Duyệt theo:
1 Xu hướng biến đổi trong văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phí Bắc Việt Nam hiện nay / Lê Văn Lợi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 4(265) .- Tr. 50-58 .- 390

Khái quát tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc; Một số xu hướng biến đổi; Một số vấn đề đặt ra cho công tác quản lý văn hóa.

2 Nét văn hóa tín ngưỡng nhìn từ cấu tạo và ngữ nghĩa của chữ 奠 điện / Phạm Ngọc Hàm, Bùi Thị Hằng Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Tr. 62-66 .- Số 4(310) .- 400

Thống kê và phân tích về phương thức cấu tạo và quá trình phát triển nghĩa, nhằm làm sáng tỏ nét văn hóa tín ngưỡng qua nghi thức cúng tế của người xưa thể hiện ở tính chất biểu ý của chữ 奠 điện.

3 Đặc điểm sử dụng nhóm từ ngữ chỉ tín ngưỡng thờ cúng xét theo phân tầng xã hội / Lê Thị Lâm, Đàm Thị Thúy // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 30-35 .- 400

Tìm hiểu đặc điểm sử dụng của các từ ngữ chỉ tín ngưỡng thờ cúng trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội, chủ yếu là hai nhân tố tuổi và giới. Bài viết nhằm chỉ ra đặc điểm sử dụng của nhóm từ ngữ này từ góc nhìn tuổi và giới, ngoài ra cũng chỉ ra người già sử dụng các từ ngữ chỉ tín ngưỡng thờ cúng nhiều hơn người trẻ.

4 Ảnh hưởng của tín ngưỡng, lễ hội đến sự kiến tạo không gian làng trong truyện cổ tích Hàn Quốc – Việt Nam / Lưu Thị Hồng Việt // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Tr. 89-105 .- 390

Nghiên cứu và làm sáng tỏ những điểm tương đồng, khác biệt về sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, lễ hội đến sự kiến tạo không gian làng trong truyện cổ tích của hai nước Việt Nam – Hàn Quốc.

5 Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nước ta / PGS.TS. Khổng Diễn // Dân tộc học .- 2018 .- Số 5 (209) .- Tr. 3 - 10 .- 306

Trình bày về một số đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi này.

6 Đôi nét về quan niệm và thực hành chữa bệnh mang tính tín ngưỡng của người Cống và Sila ở tỉnh Lai Châu / TS. Lý Hành Sơn // Dân tộc học .- 2018 .- Số 2 (206 .- Tr. 55 – 65 .- 306

Đề cập đến một số quan niệm và thực hành chữa bệnh mang tính tín ngưỡng của người cống và Sila ở tỉnh Lai Châu.

7 Chính sách, pháp luật bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay / Cao Đại Đoàn // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 3-13 .- 340

Phân tích thục trạng pháp luật về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, từ đó đề xuất kiến nghị.

8 Tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên của người Nhật và một số liên hệ với Việt Nam / ThS. Lưu Thị Thu Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 5 ( 195) .- Tr. 74 – 80 .- 306

Giới thiệu một cách khái quát về tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên của người Nhật và người Việt cùng với những điểm tương đồng và khác biệt trong tín ngưỡng của hai nước. Từ khóa: Tín ngưỡng, tự nhiên thần, nhân thần, Nhật Bản

9 Khám phá những giá của đối thoại và cộng sinh tôn giáo: Nghi thức kính nhớ tổ tiên của giáo dân Phú Nhai tỉnh Nam Định / Vũ Hồng Thuật // Dân tộc học .- 2017 .- Số 1 (199) .- Tr. 65 – 72 .- 306

Khái quát về giáo xứ Phú Nhai; Không gian thờ cúng trong gia đình Công giáo; Quan điểm của Giáo hội Rôma đối với phong tục kính nhớ tổ tiên; Quan điểm của giáo dân Phú Nhai; Cách thức thực hành thờ kính của tổ tiên của giáo dân Phú Nhai.