CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Hội nhập

  • Duyệt theo:
1 Tác động của kinh tế ngầm đến kinh tế chính thức ở Việt Nam / Cảnh Chí Hoàng // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 26 - 35 .- 330

Bài viết phân tích tác động của kinh tế ngầm và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cung cấp bầng chứng thực nghiệm để các cơ quan quản lý đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm này.

2 Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh đối với khách hàng trẻ ở Việt Nam hiện nay / Đặng Thị Hồng Vân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 28-30 .- 658

Vấn đề phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Để góp phần thực hiện phát triển bền vững, khái niệm tiêu dùng bền vững/tiêu dùng xanh/tiêu dùng sinh thái xuất hiện ngày càng nhiều trong các nghiên cứu trong và ngoài nước.

3 Hợp tác thương mại Việt - Trung trên "Hai hành lang, một vành đai": Cơ hội và thách thức / Nguyễn Bích Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 40-42 .- 327

Sáng kiến xây dựng "Hai hành lang, một vành đai" được Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Đó là hai vành đai hành lang kinh tế"Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng", hành lang "Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng" và một "Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ". Đây là một sáng kiến hợp tác có tính liên vùng và xuyên quốc gia, nhằm tận dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của các địa phương mà "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" đi qua, đồng thời phát huy vai trò lan tỏa của nó đối với các địa phương khác thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc.

4 Trung Quốc và bộ ba bất khả thi: Chuyển đổi kinh tế và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ / Guorui Sun, Alex Payette // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 5 .- Tr. 3-15 .- 327

Phân tích gói chính sách: Tự do hóa tài khoản vốn; Phân tích gói chính sách: Chế độ neo tỷ giá; Phân tích tình tự chính sách. Nhận xét.

5 Kinh tế ngầm các quốc gia Đông Nam Á: Quy mô, khuynh hướng và chính sách kinh tế vĩ mô / Võ Hồng Đức, Lý Hưng Thịnh // Kinh tế & Phát triển .- 2015 .- Số 212 tháng 02 .- Tr. 35-46 .- 330

Bài viết xác định quy mô và xu hướng tăng/giảm của kinh tế ngầm ở các quốc gia có mức thu nhập trung bình và thấp khu vực Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2014.