CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hải quan
1 Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội và thách thức trong việc thực thi vai trò và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam / Nguyễn Thị Khánh Hồng, Bùi Thái Quang, Đỗ Huy Cường // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 61-65 .- 330
Kinh tế tuần hoàn hướng đến việc kéo dài vòng đời sản phẩm và giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Bài viết này phân tích sự khác biệt giữa nền kinh tế tuyến tính truyền thống với nền kinh tế tuần hoàn, xác định vai trò của Hải quan và những thách thức trong nghiệp vụ Hải quan trong nền kinh tế tuần hoàn. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả thực thi vai trò và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong việc hỗ trợ thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo yêu cầu Chiến lược Phát triển Hải quan đến 2030 và Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2050.
2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Hải quan Việt Nam / Nguyễn Trà My // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 7-9 .- 658
Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030 là lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, hiện đại hóa mô hình quản lý hải quan làm trọng tâm; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành hải quan để xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình hải quan số, hải quan thông minh. Chính vì vậy, việc phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và rút ra bài học là cần thiết cho hải quan Việt Nam.
3 Tổng quan về quản trị chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030 / Mai Đức Khánh // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 6 - 9 .- 332
Mục đích quản trị chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 là thực hiện việc chuẩn hóa và quy trình hóa toàn bộ quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát, điều phối toàn bộ hoạt động thực hiện chiến lược phát triển hải quan; các Kế hoạch cải cách hiện đại hóa trong toàn ngành Hải quan đảm bảo khả thi, đồng bộ, kịp thời. Bên cạnh đó, quản trị chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 nhằm tìm kiếm, phân bổ và tối ưu hóa các nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan các giai đoạn, hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.
4 Đảm bảo cơ sở pháp lý, hiện thực hóa quản trị chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 / Kim Long Biên, Nguyễn Thị Thu Hồng // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 10 - 13 .- 332
Quản trị chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 là quá trình thực hiện hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, kiểm soát, giám sát quá trình thực hiện Chiến lược phát triển hải quan. Trong quá trình phát triển, ngành Hải quan đã luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, để hiện thực hóa chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2030, hệ thống văn bản pháp luật hải quan đã và đang được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; đặt nền tảng cho việc đổi mới toàn diện hoạt động hải quan hiện đại theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan, hướng tới quản lý doanh nghiệp.
5 Hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế của Hải quan Việt Nam / Đào Đức Hải, Nguyễn Thị Hiền // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 20 - 23 .- 332
Cùng với sự phát triển ngành Hải quan, công tác hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ góp phần thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa của ngành Hải quan, tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất, nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh qua biên giới, đồng thời, tăng cường thực thi pháp luật đảm bảo an ninh, chủ quyền lợi ích kinh tế quốc gia. Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030 đặt ra mục tiêu về hợp tác quốc tế là “đẩy mạnh công tác hợp tác và hội nhập quốc tế về hải quan toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Hải quan Việt Nam trong cộng đồng hải quan thế giới”. Để đạt được mục tiêu trên, Hải quan Việt Nam cần tập trung triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp trọng tâm.
6 Thực trạng tổ chức bộ máy ngành hải quan ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra / Nguyễn Trà My // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 22-25 .- 658
Ngành Hải quan Việt Nam với các nội dung về lịch sử hình thành, phát triển theo tiến trình lịch sử của đất nước từ khi thành lập năm 1945 đến nay qua các giai đoạn. Trong đó, phân chia thành hai giai đoạn chính là trước năm 2002 và từ năm 2002 đến nay (từ khi Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài Chính) nhằm phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế về mặt quy mô, số lượng, cơ cấu và đánh giá chung về tổ chức bộ máy ngành Hải quan Việt Nam trong thời
7 Tăng cường phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của cơ quan hải quan trên tuyến biên giới đường bộ các tỉnh bắc trung bộ / Vũ Văn Khánh, Đoàn Thị Thanh Tâm // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 70-72 .- 345.5970773
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, trong những năm qua lực lượng Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ khá hiệu quả, đặc biệt trên tuyến biên giới đường bộ các tỉnh Bắc Trung Bộ, qua đó, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sự phối hợp giữa 3 đơn vị vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, do vậy, cần có những giải pháp để tăng cường nâng cao hiệu quả công tác này.
8 Hải quan Việt Nam góp phần đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu / Mai Thị Vân Anh // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 73-75 .- 658
Các giao dịch thương mại bất hợp pháp đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu do sự bùng nổ công nghệ thông tin cũng như làn sóng tự do hóa thương mại và đầu tư, là mối đe dọa đối với an ninh chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Với vai trò “người gác cửa nền kinh tế”, lực lượng hải quan thế giới cũng như Việt Nam đã, đang nỗ lực đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, đồng thời tăng cường tạo thuận lợi thương mại.
9 Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành qua cơ chế một cửa quốc gia / Vũ Văn Khánh, Đoàn Thị Thanh Tâm // .- 2023 .- Số 808 .- Tr. 48-51 .- 332
Kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành thông qua Cơ chế Một cửa quốc gia (NSW) là môi trường tích hợp mà NSW đóng vai trò trung tâm xử lý dữ liệu, thông tin và ra quyết định dựa trên một hệ thống các quy trình, thủ tục thống nhất và đồng bộ về giao diện, hoạt động xử lý; kết nối thông tin thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này cho phép các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên ngành chia sẻ thông tin và chứng từ chuẩn hóa tới NSW để cùng khai thác. Từ đó, cơ quan hải quan có thông tin để ra quyết định cuối cùng về việc thông quan, giải phóng hàng hóa xuất, nhập khẩu, căn cứ vào các quyết định của các cơ quan Nhà nước có liên quan được hệ thống chuyển tới kịp thời theo quy định về cung cấp dịch vụ công.
10 Xây dựng, hoàn thiện pháp luật hải quan trong bối cảnh mới / Kim Long Biên // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 14-17 .- 340
Trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam gia tăng nhanh, hệ thống văn bản pháp luật hải quan được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, bảo đảm nguồn thu ngân sách, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại. Bài viết này đánh giá kết quả đã đạt được về hoàn thiện pháp luật hải quan thời gian qua, cũng như một số định hướng, yêu cầu đặt ra thời gian tới.