CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngữ âm học

  • Duyệt theo:
1 Ngữ âm học thực nghiệm đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng tại Việt Nam / Đinh Lư Giang, Nguyễn Công Đức, Nguyễn Văn Chính // .- 2023 .- Số 5 (391) .- Tr. 3-14 .- 400

Trình bày một số nội dung về ngứ âm học thực nghiệm đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng tại Việt Nam. Ngữ âm học thực nghiệm được hiểu là hướng nghiên cứu sử dụng các công cụ hiện đại trong việc mô tả, phân tích và tổng hợp âm thanh lời nói và là một phân ngành trong ngữ âm học.

2 Phát âm lệch chuẩn trong tiếng Việt nguyên nhân và giải pháp khắc phục / Cao Xuân Hải // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 2(336) .- Tr. 22-27 .- 400

Bài viết này bàn thảo vấn đề phát âm lệch chuẩn trong tiếng Việt, nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm góp phần giữ gìn, phát triển và phát huy giá trị của tiếng Việt trong đời sống hội nhập hiện nay.

3 Ngữ âm tiếng Khơ Mú ở Việt Nam / Tạ Quang Tùng // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 12(374) .- Tr. 68-78 .- 400

Miêu tả trường hợp hệ thống ngữ âm biến thể Khơ mũ ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên – Việt Nam. Trình bày một số nhận xét trên cơ sở tư liệu so sánh tiếng Khơ Mú Mường Phăng với biến thể Khơ mú ở phạm vi rông Lào, Thái Lan, Trung Quốc.

4 Ẩn dụ ngữ âm trong khúc Hồng lâu mộng dẫn tử / Phan Thị Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 20-24 .- 400

Phân tích ẩn dụ ngữ âm trong bài thơ Hồng lâu mộng dẫn tử từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, dựa vào lý thuyết ánh xạ. Qua đó mong muốn giới thiệu tới độc giả một khía cạnh khác về nội dung tác phẩm và nghệ thuật sử dụng ngôn từ rất độc đáo của nhà văn Tào Tuyết Cần.

5 Đặc điểm ngữ âm phương ngữ Nam Bộ / Hồ Văn Tuyên // .- 2020 .- Số 1(293) .- Tr. 15-21 .- 400

Bước đầu miêu tả những đặc điểm riêng biệt của ngữ âm vùng Nam Bộ nói chung và các tiểu vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nói riêng nhằm phác họa bức tranh ngữ âm của phương ngữ vùng đất này.

6 Thiết kế một số hoạt động tương tác trong dạy học khẩu ngữ tiếng Hán / Phạm Thuý Hồng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 55 – 59 .- 495.92

Ứng dụng phương pháp dạy học tương tác DHTT thông qua việc hình thành môi trường dạy học với sự tương tác đa chiều, trong đó người dạy và người học tham gia trao đổi thảo luận một cách bình đẳng để đi đến quan điểm thống nhất chung, từ đó kích thích tính chủ động và tìm tòi của cả hai phía người dạy và người học, nhằm hoàn thành mục tiêu dạy học một cách hiệu quả nhất.

7 Ngữ âm tiếng Việt hiện đại trên bảng phiên âm quốc tế IPA / Lê Thanh Hòa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 6 (286) .- Tr. 38 - 42 .- 400

Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong đời sống, kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội. Việc quốc tế hóa hệ thống âm thanh tiếng Việt có chú ý đến yếu tố phương ngữ trên bảng phên âm quốc tế nhằm giúp các nhà ngữ âm học thuận tiện hơn trong nghiên cứu ngữ âm học và âm vị học tiếng Việt, đặc biệt là nghiên cứu tiếng Việt trong sự so sánh, đối chiếu với ngôn ngữ khác.

8 Một vài ghi nhận về thổ ngữ Tuy Phước – An Nhơn – Bình Định / Nguyễn Thị Hai // Ngôn ngữ .- 2017 .- Số 12/2016 .- Tr. 22-32 .- 400

Trên cơ sở khảo sát thực tế hoạt động nói năng thường nhật tại vùng An Nhơn – Tuy Phước – Bình Định. Bài viết nêu lên các đặc điểm về ngữ âm, ngữ pháp của thổ ngữ vùng này.

9 Vận dụng kiến thức ngữ âm học giải thích một số từ ngữ cổ trong thành ngữ, tục ngữ / Nguyễn Đình Hiền // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 4 .- Tr. 27 – 38 .- 410

Bài viết vận dụng những kiến thức ngữ âm học để giải thích âm đọc cổ của một số từ ngữ trong thành ngữ, tục ngữ đồng thời tìm ra mối quan hệ của chúng với những từ ngữ trong lớp từ vựng thông thường.

10 Những hiện tượng mang tính quy luật về ngữ âm dùng để xác định từ nguyên tiếng Việt / Lê Trung Hoa // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 14 - 30 .- 421.5

Giới thiệu cách vận dụng các hiện tượng biến đổi về ngữ âm có tính quy luật để truy tìm nguồn gốc của từ như: Nhập âm, lược âm, rụng âm, chệch âm, lây âm, mượn âm, biến âm, âm tiết hóa, rút gọn âm tiết, chuyển đổi ngữ âm.