CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuyển giao công nghệ
1 Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học từ trường đại học đến doanh nghiệp / Nguyễn Tiến Thông // Tạp chí khoa học (Đại học Cửu Long) .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 6 - 12 .- 004
Cung cấp một đánh giá tổng thể mối quan hệ hợp tác đại học doanh nghiệp nhằm xác định các động lực và rào cản cho một mối quan hệ hợp tác hiệu quả. Báo cáo cũng cung cấp cái nhìn sâu hơn về các động lực và các rào cản tiềm ẩn trong hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, giúp phát triển một khuôn khổ thực tế cho trường đại học để hỗ trợ quá trình ra quyết định.
2 Nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam / Phan Thị Ngọc Hoa // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 60-63 .- 658
Thời gian qua, việc chuyển giao công nghệ qua các dự án của các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhiều công nghệ mới, hiện đại được du nhập vào nước ta trong các lĩnh vực như: Dầu khí, điện tử, viễn thông...; qua đó tạo ra nhiều sản phẩm mới với công nghệ hiện đại, góp phần tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, hạn chế cần có giải pháp khắc phục.
3 Tác động của chuyển giao công nghệ từ hoạt động nghiên cứu đến phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Sáu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 619 .- Tr. 64 - 66 .- 658
Bài viết kiểm định tác động của chuyển giao công nghệ từ hoạt động nghiên cứu đến phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, với quy mô khảo sát bao gồm 480 mẫu là cán bộ quản lý trong các sở, ban, ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại các tỉnh thành, khu vực ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển giao công nghệ từ hoạt động nghiên cứu tác động trực tiếp và thuận chiều nhưng không đánh kể đến phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam.
4 Thúc đẩy hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam / Tạ Việt Dũng, Trần Thị Hồng Lan, Nguyễn Văn Chức // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 36-39 .- 330
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, là tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết nối cung – cầu công nghệ là một giải pháp quan trọng thúc đẩy sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu và phát triển với sản xuất, góp phần nâng cao trình độ và năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp… Bài viết điểm lại một số kết quả ứng dụng và chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này tại Việt Nam.
5 Tạo đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững / TS Nguyễn Ngọc Túy // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 50-52 .- 340
Trình bày nghiên cứu, kế hoạch hành động được xây dựng với mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển KH&CN vào sản xuất, đời sống; chủ động, tích cực ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo đột phá trong phát triển các ngành mũi nhọn có lợi thế. Việc lựa chọn và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước; triển khai việc công nhận kết quả nghiên cứu KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thương mại hóa các sản phẩm KH&CN tự nghiên cứu. Tham mưu đẩy mạnh hoạt động kết nối cung – cầu về công nghệ, các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN…
6 Liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở Nhật Bản / Trần Anh Tài, Nguyễn Thu Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 573 .- Tr.55 - 57 .- 658
Bài viết nêu lên cuộc cách mạng về chính sách phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở Nhật Bản cũng như quá trình tạo lập môi trường pháp lý để tạo lập và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học với doanh nghiệp qua đó thúc đẩy các trường chủ động tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Bài viết cũng đưa ra một số ví dụ điển hình về kết quả sự hợp tác giữa các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản như đại học Kyoto, đại học Keio, đại học Meiji với các ngành công nghiệp.
7 Khả năng cung công nghệ của các doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam / Nguyễn Thị Phương // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 503 .- Tr. 14-23 .- 330
Nghiên cứu xem xét giá trị chuyển giao công nghệ và khả năng cung công nghệ tại các doanh nghiệp chế biến, chế tạo của Việt nam từ năm 2012 đến 2016. Các kết quả thực nghiệm chỉ ra 3 điểm quan trọng: tổng giá trị chuyển giao công nghệ có xu hướng tăng, nguồn cung cấp công nghệ của các doanh nghiệp ngành chế biến - chế tọa chủ yếu đến từ mua hoặc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, ước lượng mô hình cung công nghệ ...
8 Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI : kinh nghiệm từ Malaysia và Thái Lan / Trần Thị Mai Thành // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 6(178) .- Tr. 42-52 .- 327
Trình bày các chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại các quốc gia đang phát triển. Từ đó đưa ra một số kinh nghiệm về thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ FDI thông qua chính sách của Malaysia và Thái Lan.
9 Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Hưng // .- 2020 .- Số 728 .- Tr. 64 - 66 .- 332.024
Bài viết đề cập đến công tác quản lý nhà nước cũng như thực tiễn chuyển giao công nghệ trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
10 Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ từ trường đại học đến Doanh nghiệp / Đặng Thị Tố Tâm // .- 2019 .- Số 717 .- Tr. 86 – 88 .- 658
Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học, vấn đề chuyển giao khoa học công nghệ, từ đó đề xuất giài pháp nhằm góp phần tháo gỡ những “điểm nghẽn” giữa nghiên cứu và chuyển giao khoa hoc công nghệ.