CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nhiễm trùng tiết niệu
1 Kết quả điều trị cấp cứu ứ nước thận nhiễm trùng do sỏi niệu quản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Trần Quốc Hoà, Đậu Xuân Yên // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 278-288 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán ứ nước thận nhiễm trùng do sỏi niệu quản có chỉ định điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2018 đến tháng 07/2023.
2 Nghiên cứu sự kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gram âm gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu phân lập tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An / Quế Anh Trâm // .- 2023 .- Tập 65 - Số 07 .- Tr. 12-16 .- 610
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một trong những bệnh lý nhiễm trùng thường gặp, có thể tái diễn nhiều lần nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả. Các vi khuẩn (VK) gram âm là những tác nhân thường gặp nhất. Trong nghiên cứu này, tác giả xác định các VK gram âm gây bệnh và mức độ kháng kháng sinh của chúng với mục đích giúp cho việc điều trị có hiệu quả, giảm chi phí điều trị, hạn chế sự gia tăng VK đề kháng kháng sinh.
3 Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) ở nam giới tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Hoài Bắc, Trần Văn Kiên // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 5(Tập 153) .- Tr. 32-40 .- 610
Nhằm cung cấp những dữ liệu về đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân các nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) ở nam giới tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) là sự lây lan của các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng từ người này sang người khác thông qua hoạt động quan hệ tình dục. STI gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe mỗi cá nhân, từ những tổn hại về tinh thần, thể chất đến những tổn hại trên sức khỏe sinh sản như chậm con, hiếm muộn ở cả nam giới và nữ giới, các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng của bà mẹ và thai nhi, thậm chí có thể là nguyên nhân gây ra tử vong cho hàng triệu người trên toàn cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người bệnh mắc STI chủ yếu nằm trong độ tuổi 20-30, chiếm tỷ lệ 41,6%. Tỷ lệ đồng nhiễm đa tác nhân STI chiếm 60,9%. Chính vì vậy, việc giáo dục giới tính, tuyên truyền về tình dục an toàn và chung thủy là rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trong công tác phòng tránh và giảm thiểu các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
4 Kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có bất thường đường tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Lương Thị Phượng, Tống Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy, Vũ Ngọc Bích, Nguyễn Thu Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 98-105 .- 610
Trình bày nghiên cứu kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có bất thường đường tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhiễm khuẩn tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, chỉ đứng sau nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Các bất thường đường tiểu (UTA) là tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu và tỉ lệ kháng kháng sinh, thường phải điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch dài ngày hơn nhiễm khuẩn tiết niệu thông thường. Dị dạng đường tiểu hay gặp nhất là trào ngược bàng quang niệu quản chiếm 72,2% và có 52,2% trào ngược mức độ nặng từ độ III-V. Căn nguyên gây bệnh: hay gặp nhất là Escherichia coli chiếm 43,3%, tiếp đến là Klebsiella pneumoniae 17,8% và Nấm Candida 11,1%. Có 78,9% Escherichia coli và 62,5% Klebsiella pneumoniae sinh men ESBL. Escherichia coli kháng cao nhất với Ampicillin 97,4% và sau đó là nhóm cephalosporin thế hệ 3 với 79,5%, còn nhạy cảm cao với nhóm carbapenem, amikacin, fosfomycin và nitrofurantoin.
5 Nghiên cứu điều trị nhiễm khuẩn niệu ở bệnh nhân tắc nghẽn đường tiết niệu trên do sỏi / Lê Đình Đạm, Nguyễn Khoa Hùng, Lê Đình Khánh // Y dược học (Điện tử) .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 9-13 .- 610
Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn niệu trên 9 bệnh nhân viêm thận cấp do sỏi được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế từ 10/2015 đến 5/2015. Kích thước trung bình của sỏi là 23,67 cộng trừ 11,88 mm. 9 bệnh nhân được dẫn lưu tắc nghẽn bằng đặt thông niệu quản JJ và dùng kháng sinh. Sau dẫn lưu tắc nghẽ và sử dụng kháng sinh, đa số các bệnh nhân cải thiện tốt về mặt lâm sàng và các chỉ số cận lâm sàng.