CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngôn ngữ--Thơ

  • Duyệt theo:
1 Ngôn ngữ trong thơ Trần Hùng (qua tập Mắt mắt khuya từng đàn) / Hoàng Kim Ngọc // .- 2024 .- Tháng 2 .- Tr. 101-107 .- 400

Từ cách tiếp cận liên ngành: ngôn ngữ nghệ thuật, lí luận phê bình văn học, kí hiệu học, văn hóa học, với các thủ pháp thống kê, so sánh, đối chiếu. Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ngôn ngữ độc đáo, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tập thơ Mắt mắt khuya từng đàn – một tập thơ hay, được xác định vị trí như một điểm nhấn trong dòng chảy của thơ đương đại Việt Nam.

2 Dấu ấn văn hóa Huế trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm / Hoàng Thị Huyền // .- 2023 .- Số 345 - Tháng 10 .- Tr. 92-96 .- 400

Nghiên cứu này tập trung làm rõ các dấu ấn văn hóa Huế trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bằng phương pháp khảo cứu, phân tích văn bản, nghiên cứu chỉ rõ ngôn ngữ dưới sự soi chiếu của văn hóa Huế là chất liệu để nhà thơ sáng tạo nghệ thuật.

3 Những kết hợp bất thường trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành / Đoàn Tiến Lực // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 22-30 .- 800.01

Khảo sát toàn diện tập thơ, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh – đối chiếu để khảo sát, thống kê, miêu tả, so sánh, diễn giải rõ “độ chênh” và những bất thường giữa ngôn ngữ nghệ thuật – ngôn ngữ thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành so với ngôn ngữ tự nhiên ở phương diện ngữ pháp và ngữ nghĩa; từ đó làm rõ những sáng tạo ở phương diện ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phúc Lộc Thành và nhận diện cá tính thơ ông trong đời sống thơ ca đương đại.

4 Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật thơ Minh Hiệu / Cao Xuân Hải // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 158-161 .- 800.01

Bài viết chỉ ra: Ngôn ngữ thơ Minh Hiệu là phương tiện để ông gửi gắm những tâm tư tình cảm về con người, quê hương đất nước; Ngôn ngữ thơ Minh Hiệu rất gần với tiếng nói của tầng lớp người dân lao động; Phần lớn từ ngữ trong thơ của ông là từ ngữ thuần Việt được lấy từ đời sống hàng ngày hoặc từ kho tang thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca… Ngôn ngữ thơ ông vì thế gắn với đồng quê và mang nặng tình quê.

5 Giá trị ngôn ngữ thơ Cầm Biêu xét từ vị trí gieo vần / Kiều Thanh Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 151-157 .- 800.01

Khảo sát cụ thể số lượng vần chân, vần lưng trong thơ Cầm Biêu và phân tích giá trị của chúng trong việc tổ chức, cấu tạo văn bản; nhấn mạnh sự ngừng nhịp và biểu đạt ý nghĩa.

6 Ngôn ngữ thơ tượng trưng Bích Khê / Nguyễn Thị Mỹ Hiền // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 116-124 .- 800.01

Phân tích về ngôn ngữ thơ tượng trưng Bích Khê trên các khía cạnh: thanh điệu, nhịp điệu, vần điệu, phép ẩn dụ và ngôn ngữ mang tính ngẫu nhiên, vô thức, trực giác.

7 Kết hợp từ ngữ bất thường – một dạng tín hiệu thẫm mĩ đặc biệt trong ngôn ngữ thơ ca / Lê Thị Thùy Vinh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 09 (302) .- Tr. 93-100 .- 400

Trình bày tín hiệu thẫm mĩ trong ngôn ngữ thơ ca ở bình diện ngữ pháp, cụ thể là xem xét sự xuất hiện của những kết hợp từ ngữ bất thường trong thơ như là một cách thức trong việc xấy dựng hình tượng thơ ca hoặc “chỉ dấu” trong việc “lạ hóa” ngôn ngữ thơ.

8 Các tín hiệu ngôn ngữ chỉ không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính ( dựa trên cứ liệu trước năm 1945) / Phạm Thị Hương Giang // Ngôn ngữ .- 2017 .- Số 7(338) .- Tr. 62- 79 .- 400

Bàn về các tín hiệu ngôn ngữ chỉ không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước năm 1945) với mục đích qua việc tìm hiểu một cách có hệ thống các yếu tố ngôn ngữ chỉ không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính có thể phần nào chỉ ra những sáng tạo nghệ thuật cũng như những biểu hiện riêng biệt về phong cách của một nhà thơ nổi danh trong phong trào Thơ Mới 1932 – 1945.