CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nguyên âm

  • Duyệt theo:
1 Sự biến đổi về âm học của phụ âm tiếng Ba Na qua giá trị VOT (voice onset time – thời gian khởi thanh) / Nguyễn Trần Quý, Quản Thành Thơ, Đinh Lư Giang, Phan Trần Công, Vũ Hoàng Hải, Nguyễn Quang Đức // .- 2023 .- Số 12 (398) .- Tr. 14-26 .- 400

Nghiên cứu và xác định xem tính chất của nguyên âm thay đổi thế nào trong các chu cảnh với phụ âm đầu khác nhau. Các phụ âm đầu được chọn ở các vị trí cấu âm như: môi-môi/b/p, đầu lưỡi – chân răng/t,d/, gốc lưỡi/g,k/. Ba cặp phụ âm đối lập vô thanh – hữu thanh trên được khảo sát nhằm tìm hiểu sự biến đổi theo xu hướng vô thanh hóa.

2 Sự biến đổi của nguyên âm trong thổ ngữ Phổ Khánh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) / Trần Thị Thúy An // .- 2023 .- Số 12 (398) .- Tr. 65-80 .- 400

Phân tích và bước đầu mô tả biến đổi của nguyên âm trong các loại hình âm tiết thổ ngữ Phổ Khánh trên phương diện mô tả đồng đại. Những biến đổi của nguyên âm trong các vần đã mô tả trên chứng tỏ tác động mạnh mẽ của âm cuối đến âm sắc của nguyên âm và ngược lại.

3 Nghiên cứu nguyên âm tiếng Sơn Tây / Trịnh Cẩm Lan // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 3(337) .- Tr. 3-14 .- 400

Miêu tả đặc điểm ngữ âm – âm vị học các biến thể âm địa phương của nguyên âm tiếng Việt. So sánh biến thể của 3 nguyên âm đó với các biến thể tương đương trong nghiên cứu của những người đi trước và trong một số từ điển. Tìm cách lí giải nguyên nhân tồn tại của những biến thể đó bằng các cứ liệu liên ngành để hiểu căn nguyen của biến đổi từ góc nhìn lịch đại.

4 Tương ững giữa nguyên âm đơn tiếng Nghệ Tĩnh với nguyên âm đôi phương ngữ Bắc (qua hai cuốn từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh) / Trịnh Cẩm Lan // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 2(388) .- Tr. 7-13 .- 495.1

Bài viết tái lập một vài tương ứng âm vị học thể hiện quá trình biến đổi ngữ âm lịch sử tiếng Việt còn được lưu giữ ở một số từ địa phương Nghệ Tĩnh. Nghiên cứu này sẽ góp một tiếng nói thúc đẩy những nghiên cứu ghi lại và lưu giữ những nét đặc biệt của các vùng phương ngữ cổ xưa trước khi chúng hoàn toàn biến mất trong cơn lốc đô thị hóa của cuộc sống đương đại.

5 Vấn đề formant của nguyên âm trong các ngôn ngữ thế giới / Bùi Đăng Bình // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 75-80 .- 895.101

Formant là một trong những thuật ngữ dùng để miêu tả chất lượng của các âm nguyên âm và các âm giống nguyên âm của ngôn ngữ cũng như các đặc tả đặc trưng cá nhân của giọng nói. Lời nói thầm và lời nói bình thường trong các ngôn ngữ cho thấy có hai vấn đề liên quan đến formant, và khoang/hộp cộng hưởng của các formant để giải thích thoả đáng các sự kiện âm thanh lời nói trong các ngôn ngữ trên thế giới hiện nay.

6 Một số điểm đặc biệt trong kết hợp giữa nguyên âm và âm cuối của tiếng Việt Tây Nam Bộ / Nguyễn Hoa Phương // .- 2019 .- Số 01 (281) .- Tr. 16 - 22 .- 400

Khảo sát, miêu tả nguyên âm đôi trong sự thể hiện của cư dân vùng Tây Nam Bộ và so sánh đối chiếu với tiếng Việt chuẩn. Đồng thời khảo sát, miêu tả sự biến đổi của một số nguyên âm trong âm tiết mở, trong các âm tiết có phụ âm cuối môi, bán âm cuối [-w, [-j] trong sự thể hiện của cư dân vùng Tây Nam Bộ. Việc khảo sát, miêu tả nguyên âm đôi, sự biến đổi của các nguyên âm trong vần mở, vần có âm cuối [-m, -p, -w, -j] sẽ góp phần miêu tả rõ hơn hệ thống ngữ âm vùng Tây Nam Bộ nói riêng, phương ngữ Nam Bộ nói chung.

7 Âm sắc, trường độ và giải pháp cho hệ thống nguyên âm thổ ngữ Bình Định / Nguyễn Hoàng Mai // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 70-80 .- 400

Nêu ra phương pháp nghiên cứu thực nghiệm khi tiến hành tìm hiểu hệ thống nguyên âm của thổ ngữ Bình Định. Đây là cách để đảm bảo tính khách quan của việc nhận diện các âm, theo đó việc mô tả nguyên âm không chỉ dừng lại ở mức độ định tính, mà còn là định lượng.