CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ấn Độ
41 Nhìn lại quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao thập niên đầu thế kỷ XXI / Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Quốc Bảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 1 – 7 .- 327
Tìm hiểu về những dấu mốc trong quan hệ giữa hai dân tộc trên lĩnh vực chính trị. – ngoại giao ở cấp độ song phương và trên các diễn đàn quốc tế thập niên đầu thế kỷ XXI.
42 Hợp tác phát triển nông nghiệp Việt Nam - Ấn Độ / Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Ưng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 8 – 15 .- 327
Tập trung làm rõ thực trạng và tiềm năng hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Ấn Độ.
43 Phản ứng của Mỹ với cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc năm 1962 / Phạm Xuân Công // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 26 – 32 .- 400
Tập trung làm rõ phản ứng và viện trợ của Mỹ cho Ấn Độ chống lại Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới Ấn – Trung năm 1962.
44 Văn học Anh ngữ và nền văn học dân tộc Ấn Độ / Phạm Phương Chi // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 6 (568) .- Tr. 42 - 53 .- 400
Lí giải vị trí của văn học Anh ngữ Ấn Độ như là một bộ phận của văn học Ấn Độ trên cơ sở khảo sát lịch sử ngôn ngữ và văn học Ấn Độ trong tương quan với quá trình hình thành dân tộc - quốc gia Ấn Độ. Văn học Anh ngữ Ấn Độ, về mặt lịch sử xây dựng dân tộc cộng đồng về dân tộc Ấn Độ.
45 Vai trò của Ấn Độ trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ / Trần Hữu Đồng // .- 2018 .- Số 12 (160) .- Tr. 27 – 32 .- 327
Bài viết giới thiệu khát quát về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ và vai trò của Ấn Độ trong chiến lược này.
46 Chính sách hành động hướng Đông của Ấn Độ: Bối cảnh mới và chiều hướng triển khai / Đặng Cẩm Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 03 (114) .- Tr. 83-104 .- 327
Tìm hiểu quá trình hình thành chính sách châu Á và những lý do thúc đẩy một quốc gia cách xa châu Á như Pháp quan tâm trở lại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
47 Chính sách hành động hướng Đông của Ấn Độ: Bối cảnh mới và chiều hướng triển khai / Đặng Cẩm Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (114) .- Tr. 144-162 .- 327
Dự báo chiều hướng Ấn Độ triển khai chính sách Hành động hướng Đông trong những năm tới trên cơ sở làm rõ xu hướng phát triển của Ấn Độ và những diễn biến mới trong bối cảnh khu vực và quốc tế có tác động đến chiến lược đối ngoại của Ấn Độ nói chung, chính sách Hành động hướng Đông nói riêng.
48 Một số nét ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Ấn Độ đối với Việt Nam / Trần Thị Thanh Vân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 7 (274) .- Tr. 94-99 .- 400
Vận dụng các cách tiếp cận hệ thống và cách tiếp cận dân tộc – ngôn ngữ học để xem xét những ảnh hưởng và giá trị đóng góp của nền văn hóa và ngôn ngữ của Ấn Độ đối với văn hóa Việt Nam.
49 Nghiên cứu xuất khẩu dệt may của Việt Nam: So sánh với Trung Quốc và Ấn Độ / Phạm Thùy Linh, Nguyễn Khánh Doanh // .- 2018 .- Số 247 tháng 01 .- Tr. 43-51 .- 382.7
Bài viết này so sánh xuất khẩu dệt may của Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn 2000-2015. Các kết quả chính của nghiên cứu được rút ra như sau: Thứ nhất, xét về sản phẩm dệt, so với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam có chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện thấp nhất và số lượng sản phẩm có lợi thế so sánh ít nhất. Xét về sản phẩm may, Việt Nam sở hữu nhiều sản phẩm có lợi thế so sánh cao hơn so với hai quốc gia đối thủ. Thứ hai, Việt Nam đang thiên về xuất khẩu sang 3 thị trường là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. So với Việt Nam, chính sách thị trường của Trung Quốc đa dạng hơn. Ấn Độ có xu hướng thiên về xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) và không thiên về xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thứ ba, mức độ tương đồng xuất khẩu về sản phẩm dệt và sản phẩm may giữa Việt Nam và các quốc gia đối thủ không lớn.
50 Một số nét về “chính sách ngoại giao năng lượng” của Ấn Độ / Nguyễn Thị Oanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 9-16 .- 327
Trên cơ sở phân tích chính sách ngoại giao năng lượng, bài viết làm rõ thực trạng an ninh năng lượng, xác định không gian địa lý hợp tác Ấn Độ trong lĩnh vực năng lượng tại các khu vực và thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ 21.