CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp quyền

  • Duyệt theo:
1 Thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 3 - 9 .- 340

Nguyên tắc pháp quyền là một trong những cấu thành quan trọng của quản trị tốt. Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế, cần phải xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.

2 Pháp quyền hay nhà nước pháp quyền? / Chu Hồng Thanh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 1+2 .- Tr.39 - 42 .- 342.59702

Kế hoạch xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” là một kế hoạch Đề án quốc gia có tầm vóc rộng lớn, có tính thời sự cao, thể hiện tính bức thiết cả về tư duy lý luận và thực tiễn. 12 nội dung nghiên cứu với 28 chuyên đề chuyên sâu triển khai cho thấy Kế hoạch xây dựng Đề án hướng tới xây dựng một mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp; xây dựng các chiến lược cải cách tư pháp, chiến lược cải cách hành chính, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam… Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của triển khai Kế hoạch xây dựng Đề án, dưới giác độ khoa học pháp lý cần duy danh định nghĩa tường minh hơn một từ khóa quan trọng nhất của Đề án là “Nhà nước pháp quyền”. Việc làm rõ khái niệm này có ảnh hưởng trực tiếp tới thành công và chất lượng thực tế của triển khai xây dựng Đề án.

3 Pháp quyền và chủ nghĩa Hiến pháp / Nguyễn Dăng Dung, Vũ Thành Cự // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 5 - 11 .- 340

Những năm gần đây, trên các diễn đàn khoa học, chủ nghĩa hiến pháp/chủ nghĩa hợp hiến được bàn luận nhiều, nhưng thực ra chủ nghĩa này có mối quan hệ mật thiết với pháp quyền. Trong bài viết này, các tác giả phân tích mối quan hệ khăng khít giữa nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp/chủ nghĩa hợp hiến.

4 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật – Nhận thức và thực hiện trong bối cảnh nhà nước pháp quyền, hội nhập và phát triển / Hoàng Thị Kim Quế, Lê Thị Phương Nga // Nghề luật .- 2020 .- Số 02 .- Tr.1 – 6 .- 340

Bài viết thể hiện cách tiếp cận theo quan điểm truyền thống và hiện đại về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật cần được nhận thức, vận dụng trong mối quan hệ mật thiết với nhau và hướng về mục tiêu bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do, lợi ích của con người. Các tác giả bài viết cũng đề cập đến sự nhận thức và thực hành một số nguyên tắc mới trong nhà nước pháp quyền như nguyên tắc “ được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm” và nguyên tắc “chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”.

5 Một số quan niệm về pháp quyền trên thế giới / Nguyễn Đức Minh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 10 (366) .- Tr. 3 - 15 .- 340

Khái quát lịch sử tư tưởng pháp quyền và tổng hợp, hệ thống, phân tích một số quan điểm về pháp quyền trên thế giới nhằm cung cấp tri thức cho việc nghiên cứu, đào tạo và hoạch định chính sách liên quan đến nhà nước pháp quyền ở nước ta.

7 Chất lượng của pháp luật trong nhà nước pháp quyền / Nguyễn Văn Quân // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 5 (117) .- Tr. 3 – 9 .- 340

Trong mô hình nhà nước pháp quyền, vai trò của pháp luật được đề cao như là phương tiện bảo vệ quyền và tự do cơ bản của cá nhân, hạn chế sự tùy tiện, lạm quyền của nhà nước. Tuy nhiên, việc đề cao vai trò của pháp luật lại dẫn tới xu hướng lạm phát pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực tới an toàn pháp lý của các chủ thể trong xã hội. Các tiêu chuẩn về chất lượng pháp luật được đặt ra nhằm giải quyết những hệ quả của lạm phát pháp luật.

8 Vai trò của cơ quan quản lý bầu cử trong nhà nước pháp quyền / Trần Thị Thu Hà // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 5 (117) .- Tr. 10 – 16 .- 340

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một yêu cầu tất yếu, khách quan và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại bởi nhà nước pháp quyền là một giá trị chung của nhân loại. Trong đó, có thể khẳng định bầu cử là một trong những điều kiện và động lực tiên quyết để xây dựng nhà nước pháp quyền. Mặc khác, bầu cử còn là phương thức thể hiện quyền của nhân dân, là biểu hiện quan trọng của nền dân chủ. Bài viết nghiên cứu về các vai trò nổi bật của cơ quan quản lý bầu cử trong nhà nước pháp quyền hiện nay.

9 Khái niệm, nội dung của nguyên tắc pháp quyền / Nguyễn Đức Minh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 6 (362) .- Tr. 3-21, 29 .- 340

Phân tích với các yếu tố cấu thành nội dung: (1) Quyền lực nhà nước bị giới hạn, bị iểm soát và ràng buộc bởi pháp luật; (2) Bảo đảm hiệu lực tối thượng của hiến pháp và luật; (3) An toàn pháp lý; (4) Bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng trước tòa án; (5) Bảo vệ hiệu lực của pháp luật bởi cơ quan tài phán độc lập, xét xử công bằng theo thủ tục chặt chẽ; (6) Gắn pháp quyền với bảo đảm, bảo vệ tự do, nhân phẩm, công bằng, công lý, dân chủ và quyền con người.

10 Phân công, phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Minh Đoan // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 5 (361) .- Tr. 18-24 .- 340

Đưa ra 8 nội dung tổng thể để tiến hành việc phân công, phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước theo nguyen tắc pháp quyền.