CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thị trường--Lao động
1 Ảnh hưởng của đa dạng hóa di cưu đến thị trường lao động ở Việt Nam / Hoàng Xuân Trung // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 525 .- Tr. 36 - 44 .- 330
Nghiên cứu sử dụng số liệu khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018 để ước lượng tác động của đa dạng hóa dư đến lao động ở Việt Nam. Chỉ số đa dạng hóa di cư được tính toán dựa trên chỉ số Herfindahl Hirshman đã được sử dụng ở các nghiên cứu trước đây. Kết quả ước lượng cho thấy, người lao động sống ở những tỉnh có chỉ số đa dạng hóa di cư cao thì kiếm được mức tiền lương cao hơn so với người lao động sống ở những tỉnh có chỉ số đa dạng di cư thấp. Tương tự, chỉ số đa dạng hóa di cư làm tăng cơ hội cho người lao động được ký hợp đồng lao động, được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội và được hưởng lương ngày lễ. Phát hiện của nghiên cứu này gợi ý rằng, việc hạn chế di cư thông qua đăng ký hộ khẩu là chính sách cản trở phát triển kinh tế và việc loại bỏ hộ khẩu hoặc đơn giản hóa thủ tục đăng ký hộ khẩu cần thiết.
2 Tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động Việt Nam / Bùi Thùy Dung // .- 2022 .- Số 772 .- Tr. 98-100 .- 330
Bài viết nghiên cứu tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động Việt Nam. Kết quả cho thấy, thị trường lao động Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của đại dịch Covid-19, đó là sự gia tăng mất cân đối cung - cầu lực lượng lao động cũng như tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm. Qua bài viết, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp khôi phục và phát triển thị trường lao động Việt Nam trong trạng thái bình thường mới.
3 Tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động Việt Nam: Đề xuất giải pháp tuyển dụng cho các doanh nghiệp hậu Covid / Đặng Thanh Thủy // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 43-49 .- 330
Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự sự xáo trộn kinh tế xã hội lớn đối với hầu hết các nước trên thế giới. Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các biện pháp phong tỏa một phần hoặc toàn diện đã ảnh hưởng tới 2,7 tỷ người lao động. Tại VN, khủng hoảng do đại dịch Covid-19 bắt đầu vào khoảng quý 1 năm 2020. Chính phủ đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của Covid-19 đồng thời ảnh hưởng đến kinh tế xã hội cả nước mà đối tượng dễ bị tổn thương nhất chính là lực lượng lao động khi nguy cơ mất việc làm gia tăng. Nhưng bên cạnh đó, sự tác động của Covid-19 lại tạo ra những xu hướng việc làm mới nhằm thích ứng và đối phó khủng hoảng trong đại dịch. Dựa trên việc sử dụng phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu thứ cấp, suy luận biện chứng để phân tích tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động VN, bài viết đưa ra thực trạng thị trường lao động VN, xác định xu hướng mới trong thị trường lao động. Từ đó, bài viết cũng đề xuất một số kiến nghị trong việc xây dựng chiến lược tuyển dụng hợp lý hậu Covid-19. Mục tiêu chính của bài viết nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện chính sách nhân sự cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát, rõ ràng về thị trường lao động và từ đó lựa chọn được những giải pháp tuyển dụng hơp lý nên được cân nhắc áp dụng trong giai đoạn phục hồi kinh tế.
4 Thị trường lao động khu vực nông thôn trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Đào Ngọc Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 570 .- Tr. 34-36 .- 650.01
Bài viết phân tích khái quát về thị trường lao động khu vực nông thôn ở nước ta hiện nay; làm rõ những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động cơ bản của cuộc cách mạng này đối với thị trường lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam
5 Bàn giải pháp phát triển thị trường lao động của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Đoàn Ngọc Xuân // Nghiên cứu Tài chính Kinh tế .- 2019 .- Số 02 (187) .- Tr. 5-10 .- 330
Trình bày vấn đề làm việc trong cuộc cách mạng 4.0; Tác động cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trường lao động Việt Nam; Tiềm năng và cơ hội; Giải pháp và kiến nghị.
6 Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số tập trung doanh nghiệp cấp huyện tới việc tham gia thị trường của lao động trẻ Việt Nam / Phạm Minh Thái // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 11(486) .- Tr. 22-32 .- 658
Bài viết phân tích và đưa ra các kết quả về tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số tập trung doanh nghiệp cấp huyện tới việc tham gia thị trường của lao động trẻ Việt Nam.
7 Cải thiện quan hệ tại nơi làm việc: xu hướng của thị trường lao động Việt Nam / Vũ Tiến Lộc // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 506 tháng 11 .- Tr. 26-28 .- 330
Giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ tại nơi làm việc của người lao động; Quan hệ tại nơi làm việc ở Việt Nam đang thay đổi; Một số kiến nghị.
8 Thị trường lao động thành phố Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế / Bùi Thanh Tùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 506 tháng 11 .- Tr. 65-67 .- 330
Tập trung phân tích thị trường lao động thành phố Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường lao động của Hà Nội trong những năm tới.
9 Vai trò của thị trường lao động chất lượng cao đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế ở Việt Nam / Nguyễn Anh Đức // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 489 tháng 3 .- Tr. 19-21 .- 330.124
Trình bày vai trò của thị trường lao động chất lượng cao đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.