CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ
1 Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam / Hoàng Anh Tuấn, Đỗ Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- K1 - Số 263 - Tháng 5 .- Tr. 60-65 .- 332.63
Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI tác động tích cực đến doanh thu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước. Ngoài ra, những đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước như năng suất, chất lượng nguồn nhân lực, giá trị tài sản cố định có tác động tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
2 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng và thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam / Vũ Cẩm Nhung, Lưu Phước Vẹn, Phan Minh Xuân // .- 2024 .- Sô 04 (631) .- Tr. 70-76 .- 332
Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển và tiếp cận nguồn vốn, bài viết đề xuất một số giải pháp thúc đẩy khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp ngành CNHT tại Việt Nam trong thời gian tới.
3 Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong bối cảnh mới / Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Xuân Thanh, Trần Văn Hoàng // .- 2023 .- Số 544 - Tháng 9 .- Tr. 40 - 53 .- 330
Bài viết phân tích đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An ở cấp độ doanh nghiệp dựa trên cở tính toán từ số liệu điều tra sơ cấp về doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2012 – 2021. Nghiên cứu cho thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng cao hơn so với bình quân chung của vùng Bắc Trung Bộ nhưng kém hơn so với mức trung bình cả nước; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có quy mô nhỏ là chủ yếu năng suất còn thấp, mức độ liên kết với doanh nghiệp FDI còn lỏng lẻo do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong bối cảnh mới.
4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với năng suất các nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa / Tô Trung Thành, Nguyễn Quỳnh Trang // .- 2023 .- Số 314 - Tháng 8 .- Tr. 2-12 .- 332
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nền kinh tế. Để đánh giá tác động của FDI đối với năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của công nghiệp hỗ trợ nội địa, bài báo nghiên cứu hai kênh tác động: nội ngành và hạ nguồn. Biến tương tác giữa FDI và hai yếu tố: chất lượng nhân lực và cường độ vốn cũng được xem xét để đánh giá khả năng hấp thụ tác động lan tỏa từ FDI. Sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp 5 năm (2014- 2018), sau khi ước lượng TFP, nghiên cứu sử dụng mô hình dữ liệu bảng tác động ngẫu nhiên để đánh giá tác động này. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp FDI hạ nguồn có tác động tích cực, trong khi các doanh nghiệp FDI nội ngành gây ra tác động tiêu cực; các doanh nghiệp nội địa có nhân lực chất lượng cao hơn sẽ có khả năng hấp thụ tác động hạ nguồn tốt hơn.
5 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam / Vũ Thị Thanh Huyền, Trần Việt Thảo // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 295 .- Tr. 40-50 .- 330
Bài báo này sử dụng bộ dữ liệu tổng điều tra doanh nghiệp và phương pháp GMM để ước tính các tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam. Các kết quả ước tính cho thấy rằng, dung lượng thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố thuộc về môi trường chính sách, thông tin đều là những nhân tố có tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử trong nước. Kết quả của nghiên cứu cũng là cơ sở để đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành trong giai đoạn tiếp theo.
6 Các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa và khuyến nghị trong bối cảnh đại dịch COVID-19 / Tô Trung Thành, Nguyễn Quỳnh Trang // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 293 .- Tr. 55-66 .- 658
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đường biên ngẫu nhiên (SFA) để xem xét tác động của ba nhóm yếu tố (yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài và yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp) đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và đưa ra khuyến nghị trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Với các yếu tố bên trong, trong khi chất lượng nhân lực được khẳng định có tác động tích cực đối với doanh nghiệp, thì yếu tố về vốn cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ. Với các yếu tố bên ngoài, các chính sách thu hút FDI cần có điều chỉnh để các doanh nghiệp FDI đem đến lan tỏa tích cực hơn cho doanh nghiệp trong nước. Môi trường thể chế ở nhiều địa phương vẫn còn gây bất lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa, do vậy cần được cải thiện để hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn. Với các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp, các doanh nghiệp phía Nam đạt được hiệu quả cao hơn, song lại đang phải đối mặt nhiều hơn với khó khăn từ đại dịch COVID-19; các doanh nghiệp trong các phân ngành có trình độ cao hơn như linh kiện điện tử và linh kiện ô tô, xe máy cần được hỗ trợ nhiều hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó, có thể đón các cơ hội thời kỳ hậu COVID-19.
7 Nâng cao vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị ngành điện tử Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Đỗ Trung Hiếu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 593 .- Tr. 102-104 .- 658
Bài viết phân tích vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị để lý giải cho hiệu quả thấp của ngành công nghiệp. Đồng thời phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị ngành điện tử
8 Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam / Mai Văn Hải // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 139-141 .- 658
Luận bàn về công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam; thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam; giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.
9 Xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam có giá trị gia tăng cao trong bối cảnh mới / Đặng Văn Sáng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 37-39 .- 658
Số liệu thống kê cũng cho thấy, doanh thu ngành công nghiệp phần cứng và điện tử chiếm khoảng 90% toàn ngành công nghệ thông tin, nhưng trên thực tế giá trị được nắm giữ chủ yếu bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung vào lắp ráp và thực hiện những dịch vụ thương mại. Trong bối cảnh đó, để phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam tương xứng với tiềm năng cần thay đổi năng lực sản xuất từ sản xuất lắp ráp đơn thuần sang sản xuất chế tạo, lắp ráp có giá trị gia tăng cao hơn.
10 Tác động liên kết của phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 : tiếp cận theo phương pháp bảng cân đối liên ngành / Trần Việt Thảo, Vũ Thị Thanh Huyền // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 149+150 .- Tr. 3-13 .- 658
Bài nghiên cứu sẽ đi vào xem xét vai trò thúc đẩy liên kết của ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam trong bối cảnh từ cuối năm 2019 đến nay, nền kinh tế thế giới và trong nước đang phải gánh chịu những tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19. Để đẩy lùi các thách thức, phát triển CNHT sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp CNHT nội địa và doanh nghiệp lắp ráp, doanh nghiệp FDI,… nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và cả nền kinh tế,… Dựa trên cách tiếp cận phương pháp bảng cân đối liên ngành (I/O), bài viết xác định các hệ số liên kết giữa ngành CNHT với các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế và với toàn bộ nền kinh tế, từ đó, kết luận của bài viết cho thấy rằng, ngành CNHT có vai trò quan trọng với tư cách là ngành cung ứng đầu vào cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế và thúc đẩy liên kết sẽ có ý nghĩa lớn trong quá trình phát triển các ngành CN CBCT Việt Nam trong bối cảnh đại dịch.