CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo lãnh tín dụng

  • Duyệt theo:
1 Đổi mới biện pháp bảo đảm trong hoạt động bảo lãnh tín dụng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa / Nguyễn Cảnh Hiệp // .- 2023 .- Số 15 - Tháng 8 .- Tr. 39-43 .- 332

Bài viết này nghiên cứu quy định về biện pháp bảo đảm trong chính sách bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) từ khi chính sách này được đưa vào áp dụng ở Việt Nam (năm 2002) đến nay. Trên cơ sở phân tích những vướng mắc về tài sản bảo đảm mà các DNNVV gặp phải khi có nhu cầu được cấp bảo lãnh từ các quỹ bảo lãnh tín dụng để vay vốn tại các ngân hàng thương mại (NHTM), bài viết đề xuất một số nội dung cần sửa đổi đối với chính sách về biện pháp bảo đảm để tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV trong việc sử dụng các khoản bảo lãnh từ quỹ bảo lãnh tín dụng để vay vốn ngân hàng.

2 Giải pháp tăng hiệu quả bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Lại Thị Thanh Loan // .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 22-27 .- 332.1

Bài viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu các chương trình bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới từ trước và trong dịch bệnh Covid-19 đến nay, cũng như phân tích thực trạng tại Việt Nam để đưa ra các đề xuất trong tương lai.

3 Khuôn khổ pháp lý chung về bảo lãnh nhìn từ thực tiễn cấp tín dụng có bảo đảm / Bùi Đức Giang // Ngân hàng .- 2020 .- Số 16 .- Tr. 25-29 .- 340

Tính chất của bảo lãnh, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh, chất dứt bảo lãnh, quyền được hoàn trả bên bảo lãnh,thế quyền của bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh là cá nhân chết, bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản.

4 Mô hình và cơ chế hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nhật Bản – Bài học cho Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga, ThS. Nguyễn Kim Nam // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 12 (190)/2016 .- Tr. 17-24 .- 330

Xem xét một số khía cạnh về mô hình và cơ chế hoạt động của hệ thống quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên góc độ cả về lý luận và thực tiễn tại Nhật Bản. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.