CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xuất khẩu--Gạo
1 Vai trò của chính sách thuế với phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Trang Nhung // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 70-72 .- 336.2
Chính sách thuế có vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, làm gia tăng giá trị và hiệu quả của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu. Thời gian qua, chính sách thuế phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu đã được quan tâm và tích cực triển khai. Bài viết này phân tích thực trạng và làm rõ hạn chế trong chính sách thuế phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2030.
2 Tác động của dịch Covid-19 lên chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam của các doanh nghiệp xuất khẩu / Lâm Thanh Phi Quỳnh, Nguyễn Đăng Khoa // .- 2022 .- Số 67(77) .- Tr. 73-80 .- 658
Đây là một trong những nghiên cứu tiên phong để đánh giá tác động của dịch Covid-19 lên chuỗi cung ứng gạo. Dữ liệu được thu thập bằng cách thực hiện phỏng vấn 11 doanh nghiệp. Từ đó, nhóm tác giả xác định các tác động của đại dịch Covid-19 đối với chuỗi cung ứng lúa gạo của các doanh nghiệp trong ngành và cách các tác động này gây đứt gãy chuỗi cung ứng dựa trên mô hình Magableh (2021). Kết quả cho thấy các chỉ thị của Chính phủ VN doanh nghiệp gặp khó khăn trong vận chuyển, nhân sự và gia tăng các loại chi phí. Các khó khăn này tác động khiến cũng và cầu lúa gạo không thể gặp nhau và dẫn đến đứt gãy chuỗi cung.
3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam / Lê Thị Thu // .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 49-51 .- 330
Bài viết nghiên cứu về tình hình xuất khẩu gạo thời gian qua, những cơ hội và thách thức trong thời gian tới, đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo, đóng góp vào sựu phát triển chung của nền kinh tế.
4 Nâng cao chất lượng sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam: thực trạng và giải pháp / Trần Phương Mai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 43-45 .- 658
Gạo là một mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam. Thống kê năm 2015 cho thấy, trong năm này Việt Nam đã xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, vị thế và thương hiệu của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường các nước khu vực và thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao chất lượng gạo và giá trị của thương hiệu gạo Việt là một hoạt động vô cùng cần thiết khi tính cạnh tranh hàng nông sản gạo trên trường quốc tế là khá cao và giá trị gạo Việt Nam còn thấp. Bài viết đề cập đến một số khía cạnh: chất lượng sản phẩm gạo Việt Nam và thực trạng, các tồn đọng trong giải quyết bài toán thương hiệu Gạo Việt đồng thời đưa ra một số giải pháp.
5 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam – Các giải pháp phát triển bền vững trong những năm tới / Nông Hữu Tùng, Trần Thị Lý, Đặng Thị Hiền // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 276 .- Tr. 22-30 .- 330
Bài báo nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm tìm ra các giải pháp giúp ngành hàng này phát triển bền vững trong những năm tới. Từ nguồn số liệu lúa gạo giai đoạn 2006-2018, thông qua các phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, so sánh, phỏng vấn và SWOT đã cho thấy, diện tích trồng lúa duy trì khá ổn định, sản lượng tăng bình quân 2,1%/năm. Với xuất khẩu gạo, kim ngạch bình quân hàng năm đạt 2,72 tỷ USD. Gạo là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ ba thế giới và đã xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường; đổi mới cơ chế, chính sách và xây dựng môi trường kinh doanh… để phát triển ổn định và bền vững, không ngừng nâng cao vị thế trên thị trường thế giới.
6 Nâng cao chất lượng sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Trần Phương Mai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 43-45 .- 382.7 597
Đề cập đến một số khía cạnh: chất lượng sản phẩm gạo Việt Nam và thực trạng, các tồn đọng trong giải quyết bài toán thương hiệu Gạo Việt đồng thời đưa ra một số giải pháp.
7 Mô hình lực hấp dẫn theo kinh tế lượng không gian cho phân tích xuất khẩu gạo của Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Huyền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2017 .- Số 667 tháng 10 .- Tr. 20-23 .- 382.7 597
Tổng quat về mô hình lực hấp dẫn; Mô hình lực hấp dẫn cho hoạt động xuất khẩu gạo theo kinh tế lượng không gian; Kết quả ước lượng; Hàm ý chính sách.
8 Nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp / Nguyễn Hoàng Hải, Phạm Bảo Dươn // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 240 tháng 6 .- Tr. 55-65 .- 658.848
Bài viết phân tích các hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp. Thương lái là tác nhân đặc biệt quan trọng trong việc thu mua lúa cho nông dân và cung ứng gạo cho doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy thương lái thu mua tới 90% lúa từ người sản xuất và cung ứng gạo cho doanh nghiệp. Thương lái chịu nhiều rủi ro, hiệu quả hoạt động của thương lái chịu ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố thời tiết. Liên kết giữa thương lái với các tác nhân khác trong chuỗi yếu, thương lái có thu nhập trung bình 226 triệu đồng/năm cao hơn so với người sản xuất tuy nhiên thấp hơn nhiều so với các nhà máy, doanh nghiệp. Ban hành các cơ chế, chính sách khả thi, xây dựng các mô hình liên kết giữa người sản xuất với thương lái và doanh nghiệp, tăng cường chia sẻ thông tin là các giải pháp chủ yếu được đề xuất.
9 Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc / Phạm Hùng Cường, Nguyễn Ngọc Hoàng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 484 tháng 12 .- Tr. 50-52 .- 382
Đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng gạo của VN sang thị trường Trung Quốc, từ đó kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành lúa gạo sang thị trường này, cũng như xây dựng hướng đi lâu dài, bền vững cho ngành lúa gạo để đạt được thành công mục tiêu tiêu, chiến lược của Đảng, Nhà nước.