CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

  • Duyệt theo:
1 Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ và đề xuất chính sách tỷ giá nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam / Vũ Thùy Linh // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 13-15 .- 658

Từ năm 2019 cho tới nay Mỹ đã trở thanh đối tác xuất khẩu hàng hóa số 1 của Việt Nam với nhiều mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu như máy móc thiết bị linh kiện điện tử, máy vi tính và dệt may. Trong bối cảnh sau đại dịch Covid 19, nền kinh tế của Mỹ bị ảnh hưởng lớn chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng cũng bị giảm sút đáng kể. Do vậy, với mục tiêu muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng trưởng hơn nữa thì việc áp dụng những chính sách tỷ giá thích hợp là hoàn toàn cần thiết.

2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh mới / Trần Thị Thanh Hoa // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 43 – 45 .- 658

Hoạt động xuất khẩu tại thành phố Hà Nội cũng đạt được khá nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ; chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý... Bài viết phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn trong giai đoạn tới.

3 Xuất khẩu hàng hóa bền vững để tăng sức chống chịu, thích ứng của nền kinh tế / Dương Thị Hào // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 8-10 .- 330

khẩu hàng hóa bền vững có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững nền kinh tế và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dự báo kinh tế toàn cầu trong những năm tới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp khó lường với rủi ro tiềm ẩn từ các cuộc xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, khủng hoảng kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát... Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu cần có những định hướng chính sách, giải pháp mang tính chiến lược nhằm đảm bảo phát triển bền vững, tăng sức chống chịu, thích ứng của kinh tế.

4 Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ai Cập / Trịnh Thị Lan Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 240 .- Tr. 93-96 .- 330

Giới thiệu về Ai Cập. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ai Cập thời gian qua. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ai Cập.

5 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua thương mại điện tử thời kỳ hậu Covid-19 / Lưu Quý Nhân, Vũ Thị Minh Ngọc // Tài chính .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 75-77 .- 381.142

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, xuất khẩu thông qua các nền tảng thương mại điện tử đang là xu thế được các doanh nghiệp cũng như quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Phương thức này khắc phục được nhiều hạn chế, cũng như tiết kiệm chi phí cho hoạt động xuất khẩu. Nhóm tác giả đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động này thời kỳ hậu COVID-19.

6 Xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung đông - Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam / Trịnh Thị Lan Anh // .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 81-84 .- 330

Xuất khẩu hàng nông sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hằng năm. Thị trường Trung Đông với 16 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường tiêu thụ lớn với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, tính thanh khoản của thị trường cao. Đây cũng là thị trường nhập khẩu một lượng lớn hàng nông sản do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp do được thiên nhiên ưu ái. Sự thâm nhập của nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Đông khá muộn nên kim ngạch xuất khẩu còn ở quy mô nhỏ.

7 Nhận diện yếu tố tác động đến xuất khẩu mặt hàng trái cây Việt Nam sang thị trường EU / Phạm Văn Kiệm // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 235 .- Tr. 55-59 .- 330

Bài viết nhận diện các yếu tố nổi bật nhất, cụ thể gồm: (i) nhóm các yếu tố từ phía thị trường EU (ii) nhóm các yếu tố từ phía ngành trái cây Việt Nam (iii) nhóm yếu tố liên quan đến tác động từ hiệp định EVFTA và các hoạt động hợp tác, giao thương, đầu tư trong lĩnh vực trái cây giữa Việt Nam và EU. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà sản xuất và xuất khẩu trái cây của Việt Nam đang, hoặc có ý định sẽ xuất khẩu trái cây sang thị trường EU trong thời gian tới.

8 Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU có hiệu lực / Nguyễn Hồng Trang // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 235 .- Tr. 80-82 .- 330

Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) đã ký Hiệp định thương mại tự do vào năm 2015 và Hiệp định có hiệu lực từ tháng 10/2016. Hiệp định đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Liên Bang Nga. Bài viết phân tích thực trạng và chỉ ra những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga, từ đó để xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới.

9 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay / Hà Mai Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 619 .- Tr. 22 - 24 .- 658

Bài viết phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, thực trạng tình hình xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, thực trạng tình hình xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2020 và trong bối cảnh dịch covid 19. Từ việc đánh giá những hạn chế, bài viết đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

10 Xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012-2020: Kết hợp phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng / Võ Thị Lệ Uyển, Vũ Đức Ngọc Thiện, Phương Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Phương Nga, Hồ Nguyễn Biển Ngọc, Thái Thị Hồng Ngọc // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64(10) .- Tr. 13-19 .- 650

Để đánh giá tác động của dịch bệnh và một số yếu tố vĩ mô đến hoạt động xuất khẩu, bài viết sử dụng các mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng với các biến tiềm ẩn đo lường các nhóm nhân tố chính: cung, cầu, động lực và rào cản cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020 thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc kết hợp phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong ước lượng các mô hình hồi quy theo OLS, đặc biệt là trong bối cảnh dữ liệu ngày càng phức tạp cũng như sự gia tăng nhanh chóng về số chiều của các biến quan sát.