CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quỹ tín dụng--Nhân dân
1 Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số tại các quỹ tín dụng nhân dân / Trần Vũ Thùy Nga // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 78 - 80 .- 332
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới tất cả các ngành nghề và lĩnh vực, trong đó ngành tài chính - ngân hàng cũng không ngoại lệ. Theo Chiến lược quốc gia giai đoạn 2025 – 2030, chương trình chuyển đổi số quốc gia trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng được ưu tiên hàng đầu. Mặc dù, Quỹ tín dụng thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng với đặc thù hạn chế về nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ và nguồn lực lao động nên việc xác định mô hình và mục tiêu chuyển đổi số phù hợp là hết sức quan trọng. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng chuyển đổi số tại Quỹ tín dụng nhân dân, qua đó đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại quỹ tín dụng nhân dân thời gian tới.
2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng chuyển đổi số cho quỹ tín dụng nhân dân / Lê Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 81 – 83 .- 332
Bài viết này nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực quỹ tín dụng nhân dân và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của quỹ tín dụng nhân dân nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển đổi số.
3 Quy định của pháp luật về phí Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và thực tiễn thi hành / Đỗ Mạnh Phương, Nguyễn Thị Duyên // .- 2024 .- Số 01 - Tháng 01 .- Tr. 25-30 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu, đánh giá quy định của pháp luật về trích nộp, thu phí Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) (Quỹ bảo toàn) và thực tiễn thi hành quy định về trích nộp phí Quỹ bảo toàn từ thời điểm thành lập năm 2014 đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả trong việc trích nộp và thu phí Quỹ bảo toàn.
4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Quỹ Tín dụng Nhân dân: Thực trạng và giải pháp / Hà Anh Tú // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 62-67 .- 332
Trước xu thế “bùng nổ” của CMCN 4.0 trên mọi lĩnh vực, đòi hỏi các tổ chức tín dụng (TCTD) phải chủ động và đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán truyền thống, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ mới, ngân hàng lõi, xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, triển khai các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, bảo đảm an toàn, tiện lợi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. So với các ngân hàng thương mại, chuyển đổi số của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) diễn ra còn chậm với nhiều khó khăn, thách thức, nhận thức về chuyển đổi số còn tương đối mơ hồ. Vì vậy, để thực hiện được chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng đối với hệ thống QTDND cần phải có lộ trình, giải pháp cụ thể mới đạt được yêu cầu và mục tiêu đặt ra. Trong bài viết này, nhóm tác giả phân tích tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống QTDND hiện nay và đề xuất một số giải pháp mang tính tổng thể để các QTDND thực hiện chuyển đổi số một cách khả thi.
5 Chuyển đổi số trong hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân / Võ Thị Hoàng Nhi // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 29-34 .- 332.1
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu rõ: Tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Với bối cảnh chung như vậy, nhiều vấn đề đã và đang đặt ra có liên quan đến chuyển đổi số mà hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) phải thực hiện theo lộ trình và xu thế phát triển. Bài viết đề cập đến chuyển đổi số trong hoạt động QTDND.
6 Hỗ trợ vay vốn từ Quỹ bảo toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân : một số bài học kinh nghiệm từ quỹ ổn định trên thế giới / Lê Hà Diễm Chi // .- 2022 .- Số 15 .- Tr. 43-49 .- 332.1
Bài viết giới thiệu một số quy định hỗ trợ khoản vay từ Quỹ ổn định của các Liên hiệp tín dụng, một hình thức tương tự Quỹ bảo toàn của các nước trên thế giới; đồng thời, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Quỹ bảo toàn bao gồm nội dung trong "phương án khắc phục khó khăn" của QTDND xin hỗ trợ, nội dung trong hợp đồng vay hỗ trợ và vai trò của Ban quản lý Quỹ bảo toàn trong việc quản lý và điều hành.
7 Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình tích cực chuyển đổi số để phát triển bền vững / Phan Thị Tuyết Trinh // Ngân hàng .- 2022 .- Số chuyên đề đặc biệt .- Tr. 160-162,175 .- 332.1
Đề cập đến định hướng chuyển đổi số với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Những kết quả đạt được; Một số khó khăn, thách thức; Mục tiêu, giải pháp chuyển đổi số với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
8 Những vấn đề cần lưu ý trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ Quỹ tín dụng nhân dân / Võ Thị Hoàng Nhi // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 34-39 .- 332.12
Đề cập đến một số lỗ hổng trong kiểm soát nội bộ Quỹ tín dụng nhân dân và những vấn đề cần lưu ý trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ, để từ đó góp phần thiết thực vào quá trình tái cơ cấu QTDND.
9 Một số khuyến nghị để Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả / Lê Hà Diễm Chi // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 40-43,48 .- 332.12
Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích các nhân tố dẫn đến sự thất bại trong hoạt động kinh doanh và các yếu tố tích lũy, là những yếu tố dẫn đến sự thất bại của quỹ. Dựa trên phân tích các yếu tố này, bài viết đưa ra một số giải pháp khuyến nghị nhằm giúp hệ thống QTDND phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.
10 Những khuyến nghị nhằm phát triển bền vững hệ thống quỹ tín dụng nhân dân / TS. Lê Hà Diễm Chi, Trịnh Thị Thu Dung // Ngân hàng .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 21-24 .- 332.12
Đánh giá thực trạng rủi ro của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, đề xuất các khuyến nghị để phát triển an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.