CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Viêm màng não
1 Nghiên cứu sự thay đổi thành phần dịch não tủy trong viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh / Trần Quang Khải, Bùi Quang Nghĩa, Ông Huy Thanh, Nguyễn Đức Trí, Phạm Minh Quân, Trần Chí Công, Phạm Kiều Anh Thơ // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 251-259 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 60 trẻ trẻ sơ sinh được chẩn đoán và điều trị viêm màng não mủ tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 03/2021 đến tháng 03/2023.
2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt đích nồng độ đáy vancomycin trong điều trị viêm màng não phế cầu ở trẻ em / Đào Hữu Nam, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Thị Huyền, Đặng Phương Thúy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 246-255 .- 610
Vancomycin là kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm màng não phế cầu. Để có cơ sở khoa học nhằm xây dựng một chế độ liều tối ưu cho nhóm bệnh nhân này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu “Khảo sát nồng độ vancomycin máu và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt đích trong điều trị viêm màng não phế cầu ở trẻ em”. Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 37 bệnh nhi viêm màng não phế cầu, được theo dõi nồng độ vancomycin tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2022. Tỷ lệ bệnh nhân đạt đích nồng độ đáy lần đầu là 24,3%. Phân tích đơn biến một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nồng độ đáy dưới ngưỡng điều trị cho thấy nhóm tuổi, chức năng thận, tình trạng sốc khi nhập viện là yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê.
3 Virus Varicella zoster tái hoạt động liên quan đến tiêm vắc xin COVID-19 BNT162B2 mRNA : báo cáo ca bệnh / Đỗ Thị Đài Trang, Nguyễn Thị Linh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 7 (155) .- Tr. 203-209 .- 610
BNT162b2 là vắc xin phòng COVID-19 có nguồn gốc mRNA, đã được chấp thuận tiêm cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Một số phản ứng sau tiêm vắc xin thường nhẹ, bao gồm đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ và đau mỏi cơ. Gần đây, một số báo cáo ghi nhận tác dụng phụ hiếm gặp sau tiêm vắc xin BNT162b2 mRNA là sự tái hoạt động của Varicella zoster virus (VZV) gây ra bệnh Herpes zoster (zona thần kinh) và các biến chứng thần kinh trong đó có viêm màng não do VZV. Bài báo báo cáo một trường hợp trẻ 15 tuổi, tiền sử khỏe mạnh và bị thủy đậu lúc 7 tuổi, vào viện vì sốt, nôn, đau đầu và nổi ban phỏng nước vùng lưng sau khi tiêm vắc xin BNT162b2 mRNA của Pfizer-BioNTech mũi 2. Trẻ được chẩn đoán viêm màng não do VZV và đáp ứng điều trị Acyclovir.
4 Angiostrongylus cantonesis gây sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ em : báo cáo ca bệnh / Đỗ Thị Đài Trang, Nguyễn Sỹ Đức, Nguyễn Văn Lâm, Phạm Gia Hân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 287-293 .- 610
Nghiên cứu nhằm báo cáo một trường hợp ca bệnh Angiostrongylus cantonesis gây sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ em. Sốt không rõ nguyên nhân (FUO) ở trẻ em thường gây ra bởi các bệnh truyền nhiễm. Angiostrongylus cantonesis là căn nguyên chính gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toán ở người, hiếm khi gây ra FUO. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do Angiostrongylus cantonesis và đáp ứng tốt với điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở trẻ nhỏ, triệu chứng nhiễm giun sán có thể không điển hình. Khi trẻ có biểu hiện FUO kèm bạch hầu ái toan trong máu ngoại vi tăng cao là dấu hiệu gợi ý nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt chú ý nhiễm khuẩn thần kinh trung ương ngay cả khi không có triệu chứng lâm sàng.
5 Nghiên cứu những thay đổi chỉ số hóa sinh dịch não tủy ở bệnh nhân viêm não do tăng bạch cầu ái toan / Lê Thị Hương Lan, Trần Lê Vịnh // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 101-106 .- 610
Nghiên cứu những thay đổi chỉ số hóa sinh dịch não tủy trên 50 bệnh nhân viêm não do tăng bạch cầu ái toan. Kết quả cho thấy 100 phần trăm bệnh nahan có tăng bạch cầu trong máu ngoại vi. Dịch não tủy có màu sắc bất thường, nồng độ protein tăng nhẹ, 32 phần trăm có tỷ lệ pandy (+). Nồng độ CRP tăng ở mức nhẹ. 100 phần trăm bệnh nhân có sốt nhẹ và vừa, đau đầu, nôn, hội chứng màng não. Hình ảnh MRI có tổn thương chất trắng, mất myelin, tăng tín hiệu vùng vỏ não, nhân bèo và bao trong.
6 Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm màng não mủ điều trị tại bệnh viện Thống Nhất / Trần Thị Vân Anh, Đỗ Thanh Hương, Phạm Minh Công // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 90 - 96 .- 610
Việc chẩn đoán sớm và sử dụng kháng sinh phù hợp làm giảm đáng kể tình trạng di chứng và số lượng bệnh nhân tử vong của bệnh nhân viêm màng não mủ. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu để giúp cho việc chẩn đoán được kịp thời. Bài viêt mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm màng não mủ điều trị tại bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm 2014-2018.
7 Phát triển phương pháp ELISA khảo sát nhiễm Steptococus sử dụng kháng nguyên protein bề mặt 1 (surgace antigen one) / Trần Thị Bích Chiêu, Võ Minh Hoa, Phan Nhã Uyên,… // Công nghệ Sinh học .- 2016 .- Tập 14 (Số 1)/2016 .- Tr. 169 – 179 .- 610
Streptococcus susi (S.susi) là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng nhất trong viêm màng não mủ cấp trên người lớn tại Việt Nam và một số nước Châu Á. Bài viết phát triển và đánh giá hiệu quả phương pháp ELISA sử dụng kháng nguyên là protein bề mặt 1 (surgace antigen one, SAO) (Li et al., 2007) của S. suis.