CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nhà nước Việt Nam
1 Mối quan hệ nhà nước, thị trường và xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thúy Hằng // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 16-19 .- 330
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện vai trò, chức năng của mình. Mối quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội là mối quan hệ lớn, cơ bản, đòi hỏi phải giải quyết hài hòa trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ này chính là góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu đặt ra với tập đoàn điện lực quốc gia Lào / Outhone Singdala // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 132-136 .- 658
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng là một trong các yêu cầu bức thiết đặt ra đặc biệt tại các nước đang trong quá trình hội nhập, mở cửa đất nước như Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Để giúp hệ thống hóa cũng như cung cấp thêm các cơ sở luận nhằm làm rõ hơn những vấn đề này, bài viết đã đưa ra quan niệm và phân tích vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hiện nay. Bài viết đã đưa ra những so sánh sự khác biệt giữa thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tư nhân, đồng thời phân tích những yêu cầu đối với Tập đoàn Điện lực Quốc gia Lào trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước.
3 Chính sách hỗ trợ của nhà nước về giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam / Bùi Gia Huân, Đoàn Thị Yến // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 81-83 .- 332
Tại Việt Nam hiện nay, lực lượng lao động khuyết tật chiếm tỷ lệ không nhỏ. Do vậy, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về giải quyết việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với lực lượng này. Bài viết phân tích một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động ở Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị để thực hiện tốt hơn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người khuyết tật trong thời gian tới.
4 Tín dụng đầu tư của Nhà nước - Sự cần thiết cho đầu tư phát triển quốc gia / Đặng Văn Hùng // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr.9-15 .- 332.12
Tín dụng đầu tư của Nhà nước là tín dụng do Nhà nước thực hiện để hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế và các vùng khó khăn cần khuyến khích, nhằm thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội từng thời kì. Tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là ngân hàng chính sách của Nhà nước, công cụ của Chính phủ thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước và đã có những thành công nhất định. Trong bài viết này, tác giả xin chia sẻ về tính thiết yếu của nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với đầu tư phát triển quốc gia và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.
5 Một số chính sách tác động của Nhà Nước vào nền kinh tế / Đậu Công Hiệp // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 25-36 .- 343.59707
Bài viết trình bày một số chính sách nhà nước có thể sử dụng để tác động vào nền kinh tế, bao gồm: chính sách sở hữu, các chính sách tăng trưởng và chính sách phân phối giá trị của nền kinh tế. Các chính sách đó được đặt vào bối cảnh là các mô hình kinh tế, bao gồm chủ nghĩa tự do, kinh tế chỉ huy, chủ nghĩa tư bản phúc lợi và mô hình kiến tạo phát triển đề phần nào phân biệt được các đặc trưng của từng mô hình cũng như đưa ra ý nghĩa phương pháp luận trong việc tìm hiểu và đánh giá thực tiễn ở Việt Nam.
6 Nâng cao hiệu quả quản trị trong doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế / Tống Phương Dung // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 38-41 .- 658
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để nâng cao hiệu quả quản trị công ty trong doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội, bảo toàn phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
7 Vai trò của nhà nước trong điều kiện xã hội hóa kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam / Bùi Thị Vân // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 16-18 .- 300
Bài viết phân tích chính sách xã hội hóa, kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân thuộc về vai trò nhà nước trong việc thực hiện chính sách này, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò điều tiết của nhà nước trong điều kiện xã hội hóa kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.
8 Vận động và biến đổi của vai trò và chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa / Nguyễn Văn Quân // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 02 (150) .- Tr. 1 – 12 .- 340
Vai trò và chức năng của nhà nước hiện có những biến đổi sâu sắc dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết phân tích các yếu tố chi phối vai trò và chức năng của nhà nước, từ đó phân tích những vận động và biến đổi của vai trò và chức năng của nhà nước trong lĩnh vực an ninh, kinh tế và xã hội.
9 Vai trò của nhà nước trong giảm thiểu bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam / Hồ Diệu Huyền // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 2 (198) .- Tr. 34-47 .- 305
Phân tích, tổng hợp những tài liệu, nghiên cứu, báo cáo có uy tín nhằm chỉ ra vai trò của nhà nước trong giảm thiểu bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
10 Hoàn thiện pháp luật về quan hệ kiểm soát quyền lực nhà nước giữa quốc hội và chính phủ / Lê Minh Thông // .- 2019 .- Số 19 .- Tr. 3-12 .- 340
Hiện nay ở nước ta kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, kiểm soát việc thực hiện quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ nói riêng đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trên tinh thần của cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, nhiều chủ trương giải pháp về kiểm soát quyền lực đang được triển khai và đạt được kết quả tích cực. Bên cạnh đó, việc kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục kịp thời.