CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ca dao--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Cơ chế sáng tạo ca dao, tục ngữ hiện đại / Đỗ Thị Hiên, Lưu Thị Minh Huệ, Nguyễn Thu Lụa, Nguyễn Thị Hường // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 139-144 .- 800

Phân tích một số kiểu sáng tạo ca dao, tục ngữ phổ biến của giới trẻ dựa trên các câu ca dao, tục ngữ truyền thống. Bên cạnh những giá trị không thể phủ nhận thì những câu ca dao, tục ngữ hiện đại do giới trẻ sáng tạo cũng cho thấy những điểm không phù hợp với thuần phong mĩ tục cũng như ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, do đó cần có sự chọn lọc khi sử dụng.

2 “Vật dụng sóng đôi” trong tri nhận của người Việt (khảo sát trong ca dao, tục ngữ và thành ngữ) / Nguyễn Đình Việt // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 6(380) .- Tr. 55-60 .- 800.01

Tìm hiểu đối tượng “vật dụng sóng đôi” trong ca dao, tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri thức nhận, mà cụ thể hơn là vận dụng lí thuyết ẩn dụ ý niệm để phân tích và lí giải một số nét thú vị, độc đáo trong ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của người Việt.

3 Tìm hiểu hiện tượng Quốc phong ca dao cổ Việt Nam : khảo cứu từ tư liệu Hán Nôn / Đỗ Thị Bích Tuyền // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 8(594) .- Tr. 15-29 .- 800.01

Bài viết cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về ý thức, thái độ của nhà nho Việt Nam thời trung cận đại với vấn đề gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc và nâng tầm văn học truyền miệng (văn học dân gian) trên văn đàn.

4 Ngọa dụ trong tục ngữ, ca dao / Nguyễn Văn Nở // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 3-10 .- 400

Trong tục ngữ, ca dao, ngọa dụ được sử dụng với nhiều mục đích và nội dung biểu đạt khác nhau như : thể hiện quan niệm về đời sống tinh thần, biểu lộ tình cảm, và hài hước, đùa vui. Qua biện pháp ngoa dụ trong tục ngữ, ca dao ta thấy được cách nói năng cũng như tư duy liên tưởng và phần nào dấu ấn văn hóa – dân tộc của người Việt.

5 Ẩn dụ ý niệm “tình yêu là cuộc hành trình” trong ca dao Nam Trung Bộ / Đào Duy Tùng, Trần Văn Thịnh, Đoàn Thị Phương Lam // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 23-30 .- 800.01

Phân tích ẩn dụ ý niệm “tình yêu là cuộc hành trình (trên cạn, trên sông nước), qua cứ liệu ca dao Nam Trung Bộ. Ngoài thuộc tính phổ quát, ẩn dụ này còn mang những đặc trưng của ca dao Nam Trung Bộ. Do đó, bên cạnh việc cung cấp, khẳng định giá trị văn hóa của cứ liệu, bài viết còn lý giải cách mà người Việt Nam Trung Bộ nhận thức và sống bằng ẩn dụ này như thế nào.

6 Các dạng thức của ca dao – dân ca và vấn đề diễn giải nghĩa / Trần Văn Thịnh, Bùi Thanh Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 116-125 .- 400

Nghiên cứu và nhận dạng các dạng thức tồn tại của ca dao – dân ca trong thực tế sẽ đặt ra một số vấn đề về việc tiếp cận và diễn giải nghĩa của ca dao – dân ca trong thực tế nghiên cứu.

7 Ẩn dụ ý niệm “con người là trang phục” trong ca dao, thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt / Nguyễn Đình Việt // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 2020 .- Số 17(7) .- Tr. 1215-1224 .- 800.01

Vận dụng lí thuyết về ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để đi sâu khám phá ẩn dụ ý niệm con người là trang phục trong ca dao, thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt.

8 Ẩn dụ cấu trúc “con người là vật dụng nhà bếp” trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt / Nguyễn Đình Việt // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 17 (4) .- Tr. 575-583 .- 400

Vận dụng lý thuyết về ẩn dụ dụ cấu trúc của ngôn ngữ học tri nhận để đi sâu khám phá ẩn dụ con người là vật dụng nhà bếp trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt.

9 Nghệ thuật sử dụng từ chỉ số của người Việt trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao / Trần Thị Lam Thủy, Lê Thế Hùng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 8(301) .- Tr. 18-22 .- 400

Nghiên cứu và đặt ra vấn đề - con số tham gia cấu trúc nhịp điệu thơ cho thành ngữ, tục ngữ, ca dao sử dụng số như thế nào?. Qua đó chúng ta cũng có thể khẳng định được thành ngữ, tục ngữ, ca dao là những thể loại mang đậm đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa dân tộc.

10 Đọc hiểu ngôn ngữ, hình ảnh trong ca dao Việt Nam / Ngô Thị Thanh Quý // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 18-22 .- 400

Nghiên cứu vấn đề đọc hiểu ngôn ngữ, hình ảnh ca dao Việt Nam. Trên cơ sở định hướng cách thức đọc hiểu tác phẩm trữ tình dân gian tập trung vào các yếu tố như đọc hình thức bên ngoài : thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu để đọc được cảm xúc bên trong của tác phẩm.