CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Gây mê hồi sức

  • Duyệt theo:
1 Đánh giá kết quả điều trị của những bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao so với nguy cơ tử vong không cao theo thang điểm SORT năm 2023 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hoàng Hải, Vũ Hoàng Phương // .- 2024 .- Tập 185 - Số 12 - Tháng 12 .- Tr. 52-58 .- 610

Tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật lớn ở những bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao theo thang điểm SORT (Surgical Outcome Risk Tool). Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 243 bệnh nhân sau phẫu thuật tại khoa Gây mê hồi sức và chống đau - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 3/2023 đến tháng 8/2023, đánh giá tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc các biến chứng sau mổ, tỷ lệ bệnh nhân nằm hồi sức sau mổ, thời gian nằm viện, thời gian nằm hồi sức của nhóm bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao theo thang điểm SORT.

2 Hiệu quả của một số phương pháp dịch chuyển sự chú ý lên sự hợp tác của trẻ em trước gây mê tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Đào Thị Huyền Trang, Phạm Quang Minh, Lưu Xuân Võ, Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Hồng Đức, Nguyễn Thị Linh, Vũ Hoàng Phương, Nguyễn Hữu Tú // .- 2024 .- Tập 185 - Số 12 - Tháng 12 .- Tr. 159-166 .- 610

Gây mê hồi sức cho trẻ em luôn là một thách thức lớn với các bác sỹ. Sau phẫu thuật trẻ em có nguy cơ gặp các biến chứng liên quan đến sức khoẻ tâm thần, các biến chứng này có thể dẫn đến rối loạn tâm lý kéo dài. Nghiên cứu mô tả tiến cứu được tiến hành trên 50 trẻ em được chỉ định phẫu thuật khe hở môi vòm.

3 Trí tuệ nhân tạo trong gây mê hồi sức và phẫu thuật / Phạm Văn Huệ, Nguyễn Tất Dũng, Phạm Thanh Minh, Nguyễn Đăng Phước, Nguyễn Thị Hằng // .- 2024 .- Số 06(67) .- Tr. 38-43 .- 610

Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp bác sĩ hiểu rõ các thông tin này và xây dựng các công cụ hỗ trợ quyết định trên lâm sàng. AI sử dụng cơ sở dữ liệu có sẵn được gọi là “big data” để xây dựng thuật toán. Các thuật toán này sẽ phân tích các dữ liệu khác nhau giúp bác sĩ chẩn đoán sớm, đánh giá chính xác rủi ro, quản lý trong phẫu thuật, phân phối thuốc tự động, dự đoán gây mê, biến chứng phẫu thuật và kết quả sau phẫu thuật dẫn đến quản lý chu phẫu hiệu quả cũng như giảm chi phí điều trị.

4 Vai trò của phân loại mallampati sửa đổi trong dự đoán soi thanh quản khó khi gây mê nội khí quản ở người lớn / Nguyễn Toàn Thắng, Bùi Ích Kim // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 106-113 .- 610

Kiểm soát đường thở khó có thể dẫn đến giảm ôxy, tổn thương não thậm chí tử vong nếu không xử lý kịp thời. Phân loại Mallampati sửa đổi thường được dùng để dự đoán soi thanh quản (STQ)/ đặt nội khí quản khó. Nghiên cứu mô tả tiến cứu, mù đơn nhằm đánh giá vai trò của phân loại này trong dự đoán STQ ở người lớn có chỉ định phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản. Phân độ Lehane-Cormack 3 - 4 được coi là STQ khó.

5 Các yếu tố tiên lượng thông khí bằng mask mặt khó trong gây mê toàn thân ở bệnh nhân người lớn / Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Thị Hồng Anh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 59-66 .- 610

Nghiên cứu mô tả, tiến cứu nhằm xác định tỉ lệ và các yếu tố tiên lượng thông khí bằng mask mặt khó (Difficult Mask Ventilation: DMV) khi khởi mê tại Bệnh viện Bạch Mai. Phân độ Richard Han được dùng để đánh giá mức độ thông khí khó. Tỉ lệ và các yếu tố tiên lượng được đánh giá và xử lý.

6 Gây mê cho bệnh nhân có hội chứng Brugada / Phạm Quang Minh, Vũ Hoàng Phương, Lưu Quang Thùy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 152-157 .- 610

Nghiên cứu nhằm trình bày phương pháp gây mê cho bệnh nhân có hội chứng Brugada. Hội chứng Brugada là một tình trạng liên quan đến bất thường kênh Natri ở tim trên quả tim có cấu trúc bình thường. Chẩn đoán bệnh dựa vào đặc điểm trên điện tâm đồ cộng với biểu hiện lâm sàng và/hoặc xét nghiệm gen. Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng Brugada có thể bị đột tử do rối loạn nhịp thất mà không có tiền triệu, vì vậy nếu phải gây mê để phẫu thuật thì nguy cơ rủi ro là rất cao. Bác sĩ gây mê cần hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của bệnh, các yếu tố thuận lợi xuất hiện loạn nhịp, những thuốc có thể gây khởi phát loạn nhịp. Qua đó có thể lựa chọn phương pháp vô cảm đúng, các thuốc gây mê phù hợp để đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân này. Trên cơ sở xem lại một loạt báo cáo ca lâm sàng cộng với nghiên cứu y văn thì giải pháp cho bệnh nhân là: chuẩn bị sẵn sàng máy khử rung ngoài, kiểm soát yếu tố nguy cơ, duy trì mê bằng thuốc mê bốc hơi, không truyền Propofol liên tục.