CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Hàm ý chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Nguyễn Nam Hải // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 37-39 .- 330

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như: biến đổi khí hậu, môi trường bị đe dọa và tài nguyên thiếu hụt, phát triển kinh tế tuần hoàn đã trở thành một phần quan trọng của các chiến lược phát triển ở mỗi quốc gia. Trong thời kỳ toàn cầu hóa và biến đổi, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng về tốc độ phát triển kinh tế và dân số, đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức về tài nguyên thiếu hụt và ô nhiễm môi trường. Áp dụng kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và hành động của cả Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm xây dựng một tương lai mà tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và đảm bảo sự phát triển đúng hướng và bền vững.

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu / Bùi Hồng Đăng, Nguyễn Duy Tâm, Phạm Xuân Hưởng, Trần Thị Ngọc Lan, Lê Lương Hiếu, Phạm Thị Ngọc Lý, Nguyễn Thị Tỉnh, Nguyễn Xuân Quyết // .- 2024 .- Số 322 - Tháng 04 .- Tr. 80-91 .- 330

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua khảo sát các chuyên gia (các lãnh đạo Huyện ủy, chủ tịch, quản lý các phòng ban trực thuộc Ủy ban nhân dân, đại diện tổ chức đoàn thể: Mật trận tổ quốc, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và đại diện cộng đồng huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững trên địa bàn huyện Châu Đức. Phân tích kết quả khảo sát 109 chuyên gia cho thấy yếu tố phát triển kinh tế (β1=0,354), phát triển xã hội (β2=0,262) và phát triển môi trường (β3=0,229) có ảnh hưởng nhất, tiếp theo là cơ chế chính sách (β4=0,136) và yếu tố điều kiện tự nhiên (β5=0,037) đều có ảnh hưởng đến phát triển bền vững trên địa bàn huyện Châu Đức. Bài viết nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững, qua đó đề xuất giải pháp phát triển phát triển bền vững trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030.

3 Kinh tế Trung Quốc năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Lể Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hạ // .- 2024 .- Số 1 (269) - Tháng 1 .- Tr. 16-28 .- 327

Tập trung phân tích tình hình kinh tế Trung Quốc trong năm 2023, một số chính sách kinh tế nổi bật. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá những thành tựu, khó khăn và dự báo triển vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc thời gian tới.

4 Hàm ý chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Nguyễn Nam Hải // .- 2023 .- Số 812 .- Tr. 37-39 .- 330

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như: biến đổi khí hậu, môi trường bị đe dọa và tài nguyên thiếu hụt, phát triển kinh tế tuần hoàn đã trở thành một phần quan trọng của các chiến lược phát triển ở mỗi quốc gia. Trong thời kỳ toàn cầu hóa và biến đổi, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng về tốc độ phát triển kinh tế và dân số, đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức về tài nguyên thiếu hụt và ô nhiễm môi trường. Áp dụng kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và hành động của cả Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm xây dựng một tương lai mà tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và đảm bảo sự phát triển đúng hướng và bền vững.

5 Quá trình hình thành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đài Loan / Nguyễn Đức Chiện, Ngôn Văn Vũ, Nguyễn Thị Ngân, Lê Quý Dương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3(265) .- Tr. 51-60 .- 330

Trình bày khái quát lịch sử phát triển kinh tế Đaig loan. Phân tích làm rõ quá trình hình thành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các thời kỳ phát triển và chuyển đổi. Từ đó đưa ra một số bàn luận, gợi mở hàm ý cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách hỗ trợ phát triển cho loại hình doanh nghiệp này.

6 Chính sách kinh tế của Trung Quốc gắn với mô hình hiện đại hóa kiểu Trung Quốc sau Đại hội XX và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Huy Quý // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2023 .- Số 1 (257) .- Tr. 3-12 .- 330

Phân tích và đánh giá tác động của các định hướng chính sách kinh tế gắn với mô hình hiện đại hóa của Trung Quốc sau Đại hội XX, sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.

7 Kinh tế Brazil dưới thời Tống thổng Bolsonaro / Lê Thị Thu Trang, Vũ Thị Thu Hằng // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 10 (295) .- Tr. 49-59 .- 330

Trên cơ sở phân tích những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và các chính sách phục hồi kinh tế, bài viết cho thấy bức tranh tổng thể của nền kinh tế Brazil dưới thời Tống thổng Jar Bolsonaro.

8 Chính sách kinh tế xanh của Mỹ và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Hải Lưu // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 7(292) .- Tr. 03-10 .- 330

Bài viết sẽ tập trung phân tích quá trình xây dựng và vận hành chính sách của chính quyền Biden trong các lĩnh vực liên quan, từ đó đánh giá một số vấn đề đặt ra đối với quan hệ quốc tế và không gian chính sách đối nội của Mỹ.

9 Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Trung Quốc : thực trạng và chính sách / Phạm Thị Thanh Bình // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 4(248) .- Tr. 26-36 .- 330

Luận giải những chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của Trung Quốc. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá những thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc thực hiện chính sách của Chính phủ.

10 Quy hoạch không gian biển – kinh nghiệm Châu Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Danh Nam, Uông Thị Ngọc Lan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 8(251) .- Tr. 19-36 .- 327

Bài viết góp phần chỉ ra các kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch không gian biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế hiện nay.