CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ--Mỹ - Ấn Độ

  • Duyệt theo:
1 Ấn Độ trong chính sách của Chính quyền Tổng thống Joe Biden và triển vọng quan hệ Mỹ - Ấn / Nguyễn Lê Thy Thương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 6(103) .- Tr. 1-9 .- 327

Tóm lược những điểm nổi bật trong quan hệ Mỹ - Ấn trước và trong thời Tổng thống Biden để minh chững rằng Chính quyền Biden đã và đang thừa hưởng những thành tựu lớn về ngoại giao với Ấn Độ của các đời tổng thống tiền nhiệm. Từ đó làm sang tỏ chính sách của Chính quyền Tân tổng thống Joe Biden đối với Ấn Độ và triển vọng của mối quan hệ Mỹ - Ấn trong tương lai gần.

2 Quan hệ Ấn Độ - Mỹ : thực trạng và triển vọng / Tôn Sinh Thành // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 10(95) .- Tr. 20-28. .- 327

Trình bày thực trạng và triển vọng về mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ. Bài viết cho rằng, sự song trùng về lợi ích chiến lược và kinh tế sẽ giúp Ấn Độ và Mỹ vượt qua những khác biệt, đưa mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

3 Quan hệ Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia trong năm 2017 / Nguyễn Văn Lịch, Đồng Văn Đạt // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 7 (68) .- Tr. 1-10 .- 327

Ý tưởng liên minh Mỹ - Nhật - Ấn – Australia đã có từ lâu, nhưng năm 2017 ý tưởng này được làm sống lại trong cuộc gặp của bốn nước này tại Philipine. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng hợp tác bốn bên còn không ít trở ngại. Một hiệp ước an ninh giữa bốn nước khó xảy ra. Quan hệ chủ yếu giữa các nước vẫn là “ba bên” hoặc song phương. Đáng chú ý, Trung Quốc luôn là nhân tố quan trọng tác động đến quan hệ giữa các nước này.

4 Ấn Độ trong sự cạnh tranh chiến lược ở Ấn Độ Dương hiện nay / ThS. Nguyễn Thị Oanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 9-16 .- 327

Thayer Mahan, người đặt nền tảng cho lý luận quyền lực biển hiện đại đã từng dự báo rằng: “Ai nắm được Ấn Độ Dương sẽ khống chế được Châu Á, Ấn Độ Dương là cái chìa khóa của “bảy đại dương”, tương lai thế giới ở thế kỷ 21 sẽ được quyết định ở đại dương này. Do đó, Ấn Độ Dương hiện nay đang chứng kiến sự dịch chuyển quyền lực và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là sự cạnh tranh của tam giác Ấn Độ - Mỹ - Trung Quốc. Bài viết tập trung phân tích sự cạnh tranh chiến lược giữa ba nước này ở Ấn Độ Dương trong giai đoạn hiện nay.

5 Sự phát triển quan hệ Mỹ - Ấn Độ trong thời gian gần đây / ThS. Ngô Thị Lan Anh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 34-40 .- 327

Trình bày một số nét về sự phát triển quan hệ Mỹ - Ấn trong thời gian gần đây, trong đó tập trung vào sự phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao và sự mở rộng trao đổi thương mại và gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài song phương.

6 Ấn Độ và Nhật Bản trong chiến lược “Tái cân bằng” sang Châu Á của Chính quyền Obama / Lê Khương Thùy // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 11/2016 .- Tr. 3-15 .- 327

Làm rõ nội hàm chiến lược “Xoay trục” rồi “Tái cân bằng” sang châu Á của Chính quyền Obama, lý do và việc thực hiện chiến lược tăng cường quan hệ một số đồng minh và đối tác quan trọng, tiêu biểu của Mỹ ở khu vực, đó là Nhật Bản – một đồng minh lâu đời, và Ấn Độ - một đối tác mới quan trọng của Mỹ.

7 Triển vọng quan hệ Hoa Kỳ - Ấn Độ / Lê Thị Thu // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 09/2016 .- Tr. 3-9 .- 327

Quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ có ý nghĩa quan trọng, tăng cơ hội và thịnh vượng kinh tế cho cả hai nước. Trong thời gian tới, quan hệ Hoa Kỳ - Ấn Độ vẫn còn nhiều thuận lợi – cơ hội phát triển, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, bài viết này sẽ đánh giá triển vọng quan hệ hai nước trên cả hai mặt đó.

8 Hợp tác an ninh quốc phòng giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ từ năm 1991 đến nay / Triệu Hồng Quang, TS. Lê Thị Hằng Nga // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 17-24 .- 327

Tìm hiểu về quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, bao gồm những yếu tố tác động đến hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước, thực trạng mối quan hệ và đưa ra một số nhận xét về thành tựu, hạn chế và triển vọng của hợp tác Ấn Độ - Hoa Kỳ trên lĩnh vực này từ năm 1991 đến nay.

9 Quan hệ Mỹ - Ấn Độ trong năm 2015 / PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch, ThS. Nguyễn Duy Việt // Châu Mỹ ngay nay .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 8-15 .- 327

Năm 2015 quan hệ Mỹ - Ấn Độ, tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh trong hầu hết các lĩnh vực. Điều này càng khẳng định chính sách xoay sang trục Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ là đúng đắn. Quan hệ quốc phòng được nâng lên một bước. Quan hệ kinh tế được thúc đẩy, Hai nước cũng đã khai thông được bế tắc trong vấn đề hạt nhân, đạt được một thỏa thuận về năng lượng sạch, về biến đổi khí hậu … Tất cả những vấn đề này đã tạo ra một tiền đề cho quan hệ Mỹ - Ấn Độ sẽ tốt hơn trong năm 2016.

10 Ấn Độ trong chính sách “tái cân bằng” của Mỹ / TS. Trần Xuân Hiệp, ThS. Trần Như Bắc // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 6/2016 .- Tr. 1-8 .- 327

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ trong thời gian qua được đánh giá cao, thậm chí tiềm lực phát triển dài hạn còn hơn hẳn Trung Quốc, điều này làm gia tăng tầm quan trọng của Ấn Độ trong nhìn nhận chính sách của Mỹ. Do đó, việc nghiên cứu vai trò của Ấn Độ trong chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ góp phần làm rõ thêm những nội dung trọng tâm của mối quan hệ Mỹ - Ấn, cũng như tác động của mối quan hệ này đến thế giới và khu vực.