CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nhiễm trùng vết thương
1 Phẫu thuật bảo tồn vật liệu độn mông sau nhiễm trùng khoang đặt túi : báo cáo 1 ca lâm sàng / Phạm Thị Việt Dung, Phạm Kiến Nhật // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 271-275 .- 610
Nghiên cứu trình bày báo cáo 1 ca phẫu thuật bảo tồn vật liệu độn mông sau nhiễm trùng khoang đặt túi. Phương pháp điều trị thông thường đối với các trường hợp nhiễm trùng sau đặt vật liệu độn mông là sử dụng liệu pháp kháng sinh và phẫu thuật lấy bỏ vật liệu càng sớm càng tốt. Kết quả sau mổ bệnh nhân hết sốt, vết mổ liền tốt. Sau 8 tháng, hai mông hoàn toàn ổn định, không có biểu hiện nhiễm trùng tái phát, siêu âm không thấy tụ dịch. Phối hợp liệu pháp kháng sinh và phẫu thuật bảo tồn túi độn là khả thi và có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần thời gian theo dõi dài hơn và trên số lượng lớn ca lâm sàng.
2 Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An năm 2017 / Nguyễn Sỹ Thành, Lê Đức Cường, Nguyễn Thị Hiên // .- 2018 .- Số 3-4 .- Tr. 18-23 .- 616
Nghiên cứu được tiến hành trên 609 người bệnh có thời gian điều trị nội trú trên 48 giờ sau phẫu thuật tại khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, tỷ lệ nhiễm trùng vết mỏ chung là 5,3 phần trăm, tỷ lệ nhiễm trùng vết mỏ tại khoa Ngoại là 7,7 phần trăm, tại khoa Sản là 1,6 phần trăm. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm trùng vết mổ; coe bệnh kèm theo (OR = 55,8; 95 phần trăm CI: 22,9-135,7); Phẫu thuật sạch - nhiễm, nhiễm, bẩn (OR = 8,1; 95 phần trăm CI: 1,1-60,2); Có dẫn lưu vết mổ (OR = 72,2; 95 phần trăm CI: 23,6-289,9); thời gian phẫu thuật 120 phút (OR = 75,2; 95 phần trăm CI: 29,8-189,5).