CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Bê tông
1 Chế tạo cốt liệu tro bay và ứng dụng cốt liệu tro bay trong vữa xi măng / Nguyễn Thị Bích Thủy, Đoàn Thị Thúy Vi, Bùi Anh Kiệt // .- 2024 .- Số 673 - Tháng 6 .- Tr. 94-97 .- 690
Nghiên cứu là chế tạo ra cốt liệu từ tro bay và sử dụng cốt liệu tro bay để thay thế một phần cốt liệu tự nhiên trong vữa. Nghiên cứu này, tro bay được kết hợp với xi măng, và thủy tinh lỏng, cốt liệu được sấy ở 100°C trong vòng 24 giờ đồng hồ để tạo độ cứng. Cốt liệu tro bay được sử dụng để thay thế cát theo tỉ lệ 0%, 10%, 30%, và 50% theo thể tích trong vữa xi măng.
2 Sử dụng nguồn phế phẩm bã mía để tăng cường khả năng chịu uốn của bê tông / Nguyễn Thành Nhân // .- 2024 .- Số 673 - Tháng 6 .- Tr. 197-201 .- 690
Nghiên cứu về cường độ chịu uốn và cường độ chịu nén của bê tông với các loại hỗn hợp có chứa bã mía.
3 Khả năng chế tạo bê tông nặng sử dụng bụi nhôm phế thải và chất kết dính Geopolymer từ nguồn vật liệu ở Việt Nam / Vũ Ngọc Trụ // .- 2024 .- Số 673 - Tháng 6 .- Tr. 202-208 .- 690
Kết hợp bụi nhôm phế thải với tro bay nhiệt điện Mông Dương 2 và xỉ lò cao Hòa Phát để tái sử dụng tối đa các nguồn phế thải công nghiệp, thu được sản phẩm bê tông nặng dùng trong xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở. Đồng thời, thành phần bụi nhôm có vai trò tạo thành thêm các gel Na2OAl2O3-SiO2-H2O vừa tăng cường độ cho sản phẩm, vừa có vai trò giảm bớt hàm lượng kiềm dư, từ đó hạn chế được hiện tượng rêu mốc trên bề mặt của sản phẩm bê tông nặng sử dụng chất kết dính Geopolymer.
4 Nghiên cứu khả năng chế tạo bê tông bọt – khí với cấu trúc dị hướng trên cơ sở bột nhôm và chất tạo bọt EABASSOC / Tăng Văn Lâm, Võ Đình Trọng, Hồ Anh Chương // .- 2024 .- Quý 1 .- Tr. 49-59 .- 690
Trình bày một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về thành phần và tính chất của bê tông bọt – khí dị hướng sử dụng các loại vật liệu sẵn có ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng so sánh tính chất của bê tông bọt – khí dị hướng với bê tông bọt và bê tông khí thông thường.
5 Xác định biến dạng từ biến của bê tông Geopolymer chế tạo tại Việt Nam / Vũ Thành Quang, Nguyễn Bình Hà, Lê Bá Danh, Nguyễn Văn Quang // .- 2024 .- Số 672 - Tháng 5 .- Tr. 50-53 .- 690
Trình bày kết quả thực nghiệm từ biến của GPC được chế tạo tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, kết quả cho thấy hệ số từ biến sau 180 ngày bằng 2,9 và lớn hơn kết quả tính toán theo tiêu chuẩn AASHTO LRFD 2017 với bê tông thông thường cùng cường độ.
6 Cường độ chịu nén của bê tông trong kết cấu chịu uốn bằng phương pháp phá hủy và phương pháp không phá hủy / Trần Thị Ngọc Hoa, Lâm Thanh Quang Hải, Vô Trương Hoàng Sang // .- 2024 .- Tháng 2 .- Tr. 96-100 .- 690
Tác giả tiến hành thí nghiệm trên các sàn và dầm bê tông cốt thép, qua đó so sánh cường độ chịu nén của kết cấu bê tông cốt thép này khi sử dụng phương pháp phá hủy và phương pháp không phá hủy. Kết quả cho thấy, cường độ chịu nén khi sử dụng phương pháp phá hủy được khuyến cáo chính xác hơn.
7 Ảnh hưởng của chiều dày mẫu trong thí nghiệm ép đùn tới thông số lưu biến của vữa tươi / Nguyễn Quốc Đạt, Võ Văn Bạc, Nguyễn Đình Duy, Phan Văn Tiến // .- 2024 .- Số 1+2 .- Tr. 38-44 .- 690
Trình bày các kết quả thí nghiệm ép kéo ở nhiều tốc độ ép, tốc độ kéo và chiều dày vữa khác nhau, có thể thấy rằng phương pháp này rất hiệu quả để đánh giá các tính chất của vật liệu xây dựng ở trạng thái tươi, bao gồm vữa.
8 Đánh giá thực nghiệm biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện khí hậu nhiệt đới / Trần Ngọc Long, Phan Đình Quốc, Phan Xuân Thục, Phan Văn Phúc, Trương Văn Bé // .- 2023 .- Quý 3 .- Tr. 27-34 .- 690
Thiết kế một thí nghiệm về độ co ngót của bê tông tại Nghệ An, Việt Nam. Phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm của một số tác giả thực hiện trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á.
9 So sánh kết quả tính toán nhiệt thủy hóa trong bê tông khối lớn bằng Midas civil và Ansys / Lê Văn Minh, Vũ Chí Công // .- 2024 .- Tháng 1 .- Tr. 88-93 .- 690
Trình bày và so sánh hai phương pháp tính toán nhiệt thủy hóa bê tông dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn: Sử dụng phần mềm Midas Civil và Ansys, phân tích mô phỏng số cho cấu kiện dạng dầm chuyển bê tông cốt thép được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng theo các phương pháp thi công khác nhau.
10 Đánh giá ảnh hưởng của nguyên vật liệu đến tính lưu biến của hỗn hợp bê tông tự lèn bằng phân tích ANOVA / Cù Thị Hồng Yến // .- 2023 .- Tháng 12 .- Tr. 213-219 .- 690
Bài báo sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố ANOVA bằng phần mềm SPSS để đánh giá ảnh hưởng của từng thành phần nguyên vật liệu đến các thông số kỹ thuật đặc trưng lưu biến của bê tông tự lèn, với mức ý nghĩa 5%.