CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Rối loạn lipid máu
1 Mối liên quan giữa tình trạng rối loạn lipid máu và đặc điểm tinh dịch đồ của nam giới tới khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Hoài Bắc, Trần Quốc Hòa, Nguyễn Xuân Đức Hoàng // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 70-78 .- 610
Rối loạn lipid máu do lối sống và thói quen ăn uống thiếu khoa học đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Ngoài nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, các bằng chứng gần đây cho thấy rối loạn lipid (RLLP) máu còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Bài báo tiến hành nghiên cứu trên 4427 nam giới nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và chất lượng tinh dịch đồ, và các yếu tố liên quan tại khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2020 - 2022.
2 Bước đầu nhận xét tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của viên nang PT powertrim trên lâm sàng / Nguyễn Tuấn Nghĩa, Ngô Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Trúc Quỳnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 158 - Số 10 .- Tr. 45-54 .- 615
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác dụng điều trị của viên nang PT Powertrim trên một số chỉ số của bệnh nhân rối loạn lipid máu. Đối tượng nghiên cứu là 90 bệnh nhân được điều trị bằng viên nang PT Powertrim trong 60 ngày. Thiết kế nghiên cứu là phương pháp can thiệp lâm sàng mở, tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị, không có nhóm đối chứng. Sau 60 ngày điều trị, viên nang PT Powertrim có tác dụng giảm các chỉ số Total Cholesterol, Triglyceride, LDL-C, nonHDL-C so với trước điều trị (p < 0,01); 28,89% tổng số bệnh nhân đạt kết quả điều trị rối loạn lipid máu xếp loại tốt; 58,89% loại khá.
3 Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang cứng “hạ mỡ NK” trên lâm sàng / Phạm Thủy Phương, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Đặng Thị Thu Hiên, Phạm Quốc Bình // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 74-83 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu của viên nang cứng “Hạ mỡ NK” trên các chỉ số lipid máu và tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị. 121 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lipd máu chia thành hai nhóm đảm bảo tính tương đồng về tuổi, giới, mức độ rối loạn lipid máu. Nhóm Hạ mỡ NK được uống viên nang cứng “Hạ mỡ NK” 525mg x 6 viên/ngày chia 2 lần 8h - 14h, nhóm Atorvastatin uống Atorvastatin 10mg x 1 viên/ngày - 20h trong 60 ngày.
4 Tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Kiều Hồng Nhung, Hồ Thị Kim Thanh, Nghiêm Nguyệt Thu // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 16-24 .- 610
Phân tích tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Acid uric góp phần vào sự tiến triển của một số bệnh lý mạn tính ngoài gút như bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn mỡ máu. Acid uric có thể gây ra stress oxy hóa, sản sinh ra các chất gây rối loạn chức năng nội mô, kích thích tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, gây ra biến đổi viêm ở thận, từ đó ảnh hưởng đến các bệnh lý chuyển hóa. Tỷ lệ tăng acid uric máu chung cả 2 giới là 31,1%, ở nam cao hơn nữ. Nhóm có thừa cân, béo phì; nhóm rối loạn lipid máu; nhóm có hội chứng chuyển hóa có tỷ lệ tăng acid uric máu cao hơn nhóm không có các rối loạn trên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm sử dụng thường xuyên thịt đỏ, nước xương, thủy hải sản, phủ tạng, rượu bia có nồng độ AUM trung bình cao hơn nhóm không sử dụng thường xuyên (p<0,05). Nhóm sử dụng thường xuyên sữa có nồng độ AUM thấp hơn nhóm sử dụng không thường xuyên (p<0,05).
5 Đánh giá tác dụng của bài Điều đàm thang trên bệnh nhân rối loạn lipid máu / Nguyễn Thị Trang, Trần Quang Minh // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2021 .- Số 71 .- Tr. 12-23 .- 610
Nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị và theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc Điều đàm thang trên bệnh nhân rối loạn lipid máu. Hầu hết bệnh lý tim mạch hiện nay là do xơ vữa động mạch mà rối loạn pipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. Điều đàm thang là một bài thuốc cổ phương có xuất xứ từ “Tế sinh phương”, cốt lõi là bài “Nhị trần thang” gia thêm các vị Đởm nam tinh, Đẳng sâm, Thạch xương bồ… có tác dụng ích khí trừ đàm, hóa học tuyên khiếu. Một số vị thuốc trong thành phần bài thuốc đã được nghiên cứu có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu. Kết quả cho thấy bài thuốc Điều đàm thang có tác dụng điều trị chứng rối loạn lipid máu. Chưa thấy có triệu chứng bất thường xuất hiện trên bệnh nhân dùng bài thuốc Điều đàm thang.
6 Nghiên cứu sự ảnh hưởng đến chức năng tạo máu và tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang “Hạ mỡ NK” trên thực nghiệm / Phạm Thủy Phương, Phạm Quốc Bình, Nguyễn Trọng Thông // .- 2020 .- Số 66(Số đặc biệt) .- Tr.72-84 .- 610
Nghiên cứu cho thấy viên nang “Hạ mỡ NK” không gây ảnh hưởng đến chức năng tạo máu, có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu trên thực nghiệm. Để nâng cao chất lượng thuốc cũng như tiện sử dụng và bảo quản, bài thuốc Hạ mỡ được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Ngày nay, việc kiểm soát và điều trị rối loạn Lipid máu đang đạt được hiệu quả hiệu quả khả quan. Một trong những xu hướng hiện nay là hướng về các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, mang lại hiệu quả điều trị, hạn chế các tác dụng không mong muốn cũng như giảm chi phí điều trị cho người bệnh.
7 Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của cao lá sen hà thủ ô đỏ (Folium Nelumbinis - Radixpolugoni Multiflori) trên thực nghiệm / Huỳnh Thị Mỹ Hiền, Lê Thị Lan Phương, Nguyễn Phương Dung // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2016 .- Số 6 .- Tr. 181-185 .- 610
Dmax của cao lá sen - hà thủ ô đỏ là 8,99 g cao/kg chuột. Trên mô hình rối loạn lipid máu ngoại sinh, cao LS-HTO tỷ lệ 2-1 liều LS 0,8 g dược liệu/kg -HTO 0,4 g dược liệu/kg giảm cholesterol toàn phần 40,5 phần trăm, triglycerid 45,88 phần trăm, LDL-C 43,16 phần trăm. Cao LS-HTO liều LS 0,4 g dược liệu/kg -HTO 0,2 g dược liệu/kg làm giảm triglycerid 28,51 phần trăm.
8 Nghiên cứu tác dụng điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu của hai bài thuốc Y học cổ truyền trên mô hình thực nghiệm / Trần Minh Hiếu, Phạm Thị Vân Anh // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2019 .- Số 61 (1) .- Tr. 13-25 .- 610
So sánh tác dụng hạ lipid máu, chống vữa xơ động mạch của bài thuốc Chỉ thực đạo trệ và bài thuốc Đại an trên thực nghiệm.
9 Nghiên cứu tính an toàn kết quả điều trị rối loạn chuyển hóa Lipid máu của bài thuốc HSN trên lâm sàng / Trần Thị Hồng Ngãi // Y Dược cổ truyền Việt Nam (Điện tử) .- 2019 .- Số đặc biệt .- Tr. 102-112 .- 610
Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực đời sống xã hội, mô hình bệnh tật cũng thay đổi. Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, tỉ lệ mắc các bệnh chuyển hóa ngày càng gia tăng. Rối loạn chuyển hóa lipid là danh từ dùng để miêu tả một hội chứng mạn tính được đặc trưng bởi sự thay đổi các chỉ số lipid trong máu.
10 Đánh giá tác dụng của cao lỏng HSN trong điều trị bệnh nhân rối loạn chuyển hóa Lipid máu / Trần Thị Hồng Ngãi // .- 2019 .- Số đặc biệt .- Tr. 19-25 .- 610
Nghiên cứu được tác dụng điều chỉnh rối loạn chuyển hóa lipid máu của Cao lỏng HSN trên lâm sàng. Đánh giá được một số tác dụng không mong muốn của Cao lỏng HSN trên lâm sáng. Về tác dụng không mong muốn của cao lỏng HSN trên lâm sàng: Sau 30 ngày sử dụng thuốc, cao lỏng HSN không gây các tác dụng phụ trên lâm sàng cũng như cận lâm sàng như thay đổi chức năng hệ thống tạo máu, chức năng gan, thận ở các bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid.