CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Liên kết vùng

  • Duyệt theo:
1 Phát triển du lịch gắn với liên kết vùng ở tỉnh Quảng Bình / Nguyễn Thị Hương Liên // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 158-160 .- 910

Phát triển du lịch gắn với liên kết vùng là \chìa khóa vàng\ để các địa phương triển khai những sản phẩm du lịch độc đáo, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng. Quảng Bình thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ với nhiều lợi thế trong phát triển du lịch nhưng vẫn chưa thể phát huy hết những tiềm năng phát triển du lịch. Bài viết phân tích sự cần thiết của liên kết vùng trong phát triển du lịch, những thành công và hạn chế trong phát triển du lịch gắn với liên kết vùng từ đó, đề xuất một số giải pháp cho tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

2 Phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng cho Đồng bằng sông Cửu Long : trường hợp thành phố Cần Thơ / Phạm Công Độ // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 43-45 .- 910

Nghiên cứu đưa ra một số hàm ý nhằm giúp cho thành phố Cần Thơ Phát triển lợi thế du lịch theo hướng liên kết vùng đồng thời góp phần đưa Cần Thơ thành trung tâm trong liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long

3 Thúc đẩy liên kết vùng nhằm phát triển dịch vụ logistics ở tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh mới hiện nay / Nguyễn Đức Toàn // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 63-67 .- 658.7

Đánh giá được tầm quan trọng của logictics với sự phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chủ trương chính sách đưa lại sự phát triển nhanh chóng của ngành này. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhanh chóng của thực tiễn, ngành logictics của tỉnh Phú Thọ gặp nhiều khó khăn thách thức. Thúc đẩy liên kết vùng nhằm phát triển dịch vụ Logistics tại tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bất đẳng xã hội. Đây là một hướng đi quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này trong thời điểm hiện nay. Bài viết sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

4 Liên kết phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến nông sản tại tỉnh Gia Lai / Nguyễn Thị Dương Nga, Lê Thị Vân, Đinh Gia Nghĩa, Vũ Thị Hằng Nga // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 114-116 .- 332

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, quy mô nhỏ và không ổn định là một trong những rào cản cho chế biến nông sản xuất khẩu ở Việt Nam. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng liên kết phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến nông sản tại tỉnh Gia Lai. Kết quả cho thấy, doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã phát triển đa dạng các hình thức liên kết với tất cả các tác nhân trong chuỗi cung ứng nguyên liệu và mang lại lợi ích cho nhiều bên liên quan. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết phát triển vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai.

5 Liên kết vùng Đông Nam Bộ trong phát triển kinh tế / Phạm Thị Kim Ngân // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 121-123 .- 330

Vùng Đông Nam Bộ được xác định là đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước, trung tâm du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics… với hạt nhân là đô thị đặc biệt TP. Hồ Chí Minh. Đây là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Bài viết phân tích thực trạng liên kết vùng Đông Nam Bộ và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh phát triển liên kết Vùng trong phát triển kinh tế.

6 Thúc đẩy liên kết vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Thị Luyến // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 40-42 .- 330

Thúc đẩy liên kết vùng luôn là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua. Đây là nội dung quan trọng được đề cập đến trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng như trong Kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn 2021-2025 và Chiến lược triển kinh tế - xã hội 2021-2030. Đặc biệt, những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 càng cho thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh liên kết vùng trong phục hồi phát triển kinh tế ở mỗi địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, dù có nhiều cải thiện, chất lượng và phạm vi hoạt động liên kết vùng còn chưa tương xứng với yêu cầu và bối cảnh phát triển.

7 Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam / Trần Tiến Khai, Lương Vinh Quốc Duy, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Văn Viên, Lê Văn Gia Nhỏ, Trương Thanh Vũ // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 101-117 .- 658

Nghiên cứu này áp dụng tiếp cận định tính, với các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, hội thảo, phân tích tình huống, phân tích chính sách với đối tượng là các chuỗi cung ứng thực phẩm hiện đại và truyền thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tình thành thuộc vùng. Thông tin phân tích cho phép đề xuất một số giải pháp thiết thực cho xây dựng chính sách phát triển liên kết vùng bảo đảm an toàn thực phẩm.

8 Thúc đẩy liên kết vùng để phát triển kinh tế tỉnh Nam Định trong bối cảnh hội nhập và chuyển đổi số / Hoàng Thị Kim Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 19-21 .- 330

Trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025, tỉnh Nam Định nhấn mạnh coi thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tỉnh trong quá trình phát triển, nhất là trong xu thế hợp tác, toàn cầu hoá như hiện nay nhằm mở ra các cơ hội phát triển đồng bộ cho các huyện, thành phố và toàn tỉnh. Trước bối cảnh đầy biến động của nền kinh tế thế giới và chuyển đổi số, tỉnh Nam Định cần có chiến lược hành động xuyên suốt, nhất quán để phối hợp trong đó có đầy mạnh liên kết vùng.

9 Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong liên kết Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Huỳnh Thị Hồng Hạnh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 11-14 .- 910

Phát triển du lịch của một địa phương trong liên kết vùng, thực chất là đi sâu vào bản chất mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng của ngành du lịch. Khai thác tốt điều này giúp bổ sung thêm sức mạnh, thúc đẩy du lịch phát triển sâu hơn, dài hơi hơn,có tính chiến lược và bền vững. Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải pháp then chốt nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong liên kết Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có hiệu quả hơn.

10 Liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ / Lê Thị Tịnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 79-81 .- 910

Thời gian qua, vấn đề liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ được chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt quan tâm, quá trình thực hiện cho thấy nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc chỉ đạo của đơn vị chủ trì, trách nhiệm của các địa phương triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Trung Bộ chưa thực sự hiệu quả; Việc phối kết hợp, liên kết vùng đối với phát triển du lịch vùng chưa rõ ràng. Bài viết này nghiên cứu thực trạng thực hiện liên kết vùng, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp liên quan đến thực hiện liên kết vùng nhằm phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.