CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hệ thống ngân hàng
1 Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới / Trần Ngọc Hùng // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 124-131 .- 332
Bài viết này nhằm phân tích tác động của việc thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách về giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công bố các chỉ tiêu ESG tại Việt Nam trong thời gian tới.
2 Cơ hội, thách thức và những đề xuất cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình triển khai ESG / Đào Lê Kiều Oanh, Lê Đình Nhân // .- 2024 .- Sô 04 (631) .- Tr. 64-69 .- 332
Bài viết đưa ra những cơ hội và thách thức mà Việt nam có thể gặp phải trong quá trình triển khai ESG trong hệ thống ngân hàng.
3 Giám sát thị trường tài chính, ngân hàng - chủ động cảnh báo và hạn chế rủi ro trong tình hình mới / Vũ Nhữ Thăng // .- 2024 .- Số 06 - Tháng 3 .- Tr. 3-8 .- 332.12
Tình trạng sở hữu chéo, sở hữu có tính chất thao túng trong hệ thống ngân hàng; rủi ro từ thì trường bất động sản lan truyền sang thị trường trái phiếu doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng; tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng liên tục gia tăng và ngày càng phức tạp về phương thức cũng như thủ đoạn; khoảng trống pháp lí về quản lí, giám sát các công ty sở hữu tài chính; …
4 Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam / Thanh Nguyên // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 81-85 .- 332.12
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến. Năm 2023, với vai trò là đầu mối xây dựng và triển khai hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), CIC đã có những đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc phát triển cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng; tiếp tục khẳng định là trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam.
5 Hệ thống ngân hàng thành phố Hải Phòng góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương / Nguyễn Thị Dung // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 89-91 .- 332.12
Năm 2023, thành phố Hải Phòng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế, trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng còn nhiều thách thức; lạm phát ở mức cao, nhiều nền kinh tế phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát; tuy nhiên, thương mại toàn cầu sụt giảm đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp, tài chính - tiền tệ.Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tạo đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh. Thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số và thanh tra, giám sát đồng thời đưa ra phương hướng phát triển nhiệm vụ năm 2024.
6 Hệ thống ngân hàng thành phố Cần Thơ - 20 năm tích cực đồng hành và góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố / Trần Quốc Hà, Lê Thị Kim Hằng // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 92-97 .- 332.12
Thành phố Cần Thơ đã trở thành một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cũng là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ tạo được những dấu ấn, vị thế và tiềm lực kinh tế chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tạo sức lan tỏa để các tỉnh trong vùng ĐBSCL cùng phát triển. Cùng đồng hành và góp phần khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của một thành phố năng động và phát triển, hệ thống ngân hàng thành phố Cần Thơ với vai trò là trung gian tài chính và thanh toán khu vực, đã và đang phát huy hiệu quả mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động tín dụng với quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của thành phố.
7 Tương tác giữa Fintech và hệ thống ngân hàng của Trung Quốc / Đặng Thu Thủy, Nguyễn Trung Hậu // .- 2023 .- Số 5 (261) - Tháng 5 .- Tr. 3-19 .- 330
Nghiên cứu, tìm hiểu những kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực ngân hàng và Fintech, đặc biệt là sự tương tác của hai lĩnh vực này trong nền kinh tế Trung Quốc để có những đánh giá khách quan cho thị trường tài chính Trung Quốc.
8 Sự sụp đổ của ngân hàng silicon valley nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho hệ thống ngân hàng / Lê Thanh Huyền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 131 - 133 .- 332.024
Silicon Valley Bank (SVB) là một ngân hàng thương mại đặc biệt được thành lập vào năm 1983 tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ và đã phá sản vào sáng ngày 10/3/2023, sau đó được Cơ quan Quản lý Liên bang Hoa Kỳ tiếp quản. Vài ngày trước khi sụp đổ, Ngân hàng Silicon Valley vẫn được xem là một tổ chức tài chính uy tín trong giới công nghệ khi cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn startup tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ trong hơn 48 giờ, ngân hàng này bất ngờ phá sản. Sự sụp đổ quá nhanh và bất ngờ của Ngân hàng Silicon Valley đã trở thành vụ đổ vỡ nhà băng lớn thứ nhì trong lịch sử Hoa Kỳ. Việc phân tích diễn biến, nguyên nhân Ngân hàng Silicon Valley phá sản sẽ là bài học sâu sắc cho tất cả các ngân hàng trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình.
9 Phát triển nguồn nhân lực hệ thống ngân hàng trong bối cảnh mới / Trần Thị Thủy Hồng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 84 - 86 .- 658
Phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số là thực tiễn tất yếu, đưa kinh tế - xã hội phát triển, đem đến cho con người một cuộc sống mới, hiện đại hơn. Trong bối cảnh đó, ngân hàng là một trong các lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi số, là cơ sở nền tảng cho các ngành nghề, lĩnh vực khác tiến tới công cuộc đổi mới. Điều này trở thành một thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực trong các ngân hàng.
10 Phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam / Nguyễn Đặng Hải Yến, Lê Văn Sơn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 1+2(610+611) .- Tr.55-62 .- 332.04
Để có sự phát triển bền vững, Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, trong đó ngân hàng đóng vai trò quan trong chiến lược này với các chính sách tín dụng xanh. Bài viết trình bày các khái niệm, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng xanh tại Việt Nam. Từ đó, phân tích các ưu và hạn chế trong quá trình thực hiện tín dụng xan, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Việt Nam trong thời gian tới.