CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nhân quyền

  • Duyệt theo:
1 Giá trị nhân quyền trong triết lý và đạo đức phật giáo và đạo đức phật giáo / Chu Hồng Thanh // .- 2024 .- Số 5 (122) - Tháng 5 .- Tr. 4 – 9 .- 340

Phật giáo truyền thống đã không hề thảo luận rõ ràng về vấn đề nhân quyền và không hề ghi nhận thuật ngữ “nhân quyền” trong triết lý của mình. Tuy nhiên, triết lý và đạo đức đạo Phật thấm đẫm những tư tưởng nhân quyền và điều quan trọng là ngày nay các chức sắc và tín đồ Đạo Phật đều ủng hộ mạnh mẽ các quan điểm và nội dung của Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền UDHR. Quan hệ giữa Phật giáo với nhân quyền, giữa triết lý và đạo đức của Đạo Phật với các giá trị của quyền con người không phải giờ đây mới lần đầu được thảo luận, nhưng là vấn đề còn nguyên tính thời sự cấp thiết, thực sự có ý nghĩa, rất cần được tiếp tục làm rõ.

2 Bàn về quan hệ giữa nhân quyền - chủ quyền và vấn đề đặt ra khi tổ chức thăm gặp tiếp xúc lãnh sự trong điều tra vụ án xâm phạm an ninh chủ quyền quốc gia do Cộng an Nhân dân tiến hành / Tạ Quang Quyết // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 525 tháng 9 .- Tr. 17-19 .- 340

Về quan hệ giữa nhân quyền - chủ quyền trong điều tra vụ án xâm phạm an ninh chủ quyền quốc gia do Cộng an Nhân dân tiến hành và vấn đề đặt ra khi tổ chức tăm gặp, tiếp xúc lãnh sự trong điều tra vụ án xâm phạm an ninh chủ quyền quốc gia do Cộng an Nhân dân tiến hành.

3 Nhận thức về nhân quyền trong chính sách đối ngoại của một số Tổng thống Mỹ tiêu biểu / TS. Nguyễn Anh Cường // Châu Mỹ ngày nay .- 2017 .- Số 07 (232) .- Tr. 22-32 .- 327

Làm rõ những nhận thức của các tổng thống tiêu biểu quan tâm về nhân quyền trong chính sách đối ngoại của chiều dài lịch sử của nước Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tới gần đây.

4 Cơ quan nhân quyền quốc gia ở một số nước Đông Nam Á và những kinh nghiệm cho Việt Nam / PGS. TS. Vũ Công Giao, ThS. Nguyễn Minh Tâm // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 1/2016 .- Tr. 3-12 .- 340

Phân tích và so sánh một số nội dung về quá trình hình thành, cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia ở một số nước Đông Nam Á, qua đó luận giải sự cần thiết và đưa ra những kiến nghị mang tính gợi mở cho việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia của Việt Nam.