CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hợp tác quốc tế
41 Hợp tác tiểu vùng Mê Công trong bối cảnh toàn cầu hóa 4.0 và hàm ý cho Việt Nam / Lê Trung Kiên // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 2 (117) .- Tr. 25 - 48 .- 327
Bổ sung nội dung nghiên cứu về tiểu vùng Mê Công thông qua đánh giá các cơ hội và thách thức tác động từ Toàn cầu 4.0 đối với hợp tác tiểu vùng Mê Công. Từ đó tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách về định hướng hợp tác Mê Công thời gian tới để thích ứng với Toàn cầu hóa 4.0 cũng như một số hàm ý chính sách về sự tham gia hợp tác của Việt Nam ở tiểu vùng.
42 Hợp tác qua biên giới Đông Nam Phần Lan - Nga và một số khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Thị Vũ Hà, Nguyễn Anh Thu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- .- 327
Chương trình Hợp tác qua biên giới đã được thực hiện ở châu Âu từ rất lâu và mang lại lợi ích lớn cho các bên gia. Là một nước thuộc Liên Minh Châu Âu (EU) và là nước láng giềng của Nga. Phần Lan triển khai tối thiểu chương trình hợp tác biên giới với Nga và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ mặc dù mối quan hệ giữa Nga và Châu Âu trong thời gian qua có nhiều khó khăn.
43 Hợp tác văn hóa trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2015 / Nguyễn Thị Lệ Mỹ // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 9(82) .- Tr. 34 - 40 .- 327
Quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ từ giới ghiên cứu, học giả mà còn báo giới, công luận và nhân dân hai nước. Trong giai đoạn 2005-2015, quan hệ hai nước đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hợp tác đã có sự phát triển nhanh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đặc biệt, nhiều câu chuyện đầy cảm hứng đã được chia sẻ góp phần hàn gắn và xoa dịu nỗi đau chiến tranh trong lịch sử. Hoạt động hợp tác văn hóa đã góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ chính trị hai nước, từ đó góp phần vào hòa bình, ổn định và nâng cao vị thế của đất nước.
44 Hợp tác quốc tế về khoa học – công nghệ của Liên bang Nga, Belarus và Kazakhstan với Việt Nam: Cơ sở pháp lý và một số đánh giá / Đỗ Hương Lan, Lê Vũ Tiến // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 8 (227) .- Tr. 65 - 71 .- 327
Đánh giá cơ sở pháp lý của hoạt động hợp tác về khoa học – công nghệ giữa Việt Nam với ba nước kể trên trên cơ sở điều tra khảo sát và từ đó đề xuất một số khuyến nghị.
46 Một số quan điểm của học giả quốc tế về hợp tác chiến lược nguồn năng lượng – nguồn nước lưu vực sông Mê Công / TS. Tô Minh Thu // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 4 (111) .- Tr. 267-274 .- 327
Trình bày một số quan điểm: Về bối cảnh của Sáng kiến Hợp tác Chiến lược Năng lượng – Nguồn nước Lưu vực sông Mê Công; Về cách tiếp cận của Nhóm Sáng kiến Kết nối Mê Công (MBC) về quy hoạch chiến lược nguồn năng lượng – nguồn nước tại lưu vực sông Mê Công; Vân Nam (Trung Quốc) có thể trở thành một nhà cung cấp năng lượng trong khu vực; Thuận lợi và thách thức đối với sáng kiến kết nối năng lượng khu vực.
47 Trung Quốc tham gia quản trị khu vực và toàn cầu thông qua các cơ chế hợp tác đa phương / NCV. Nguyễn Thị Hạ, NCS. Trần Hồng Việt // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 1 (197) .- Tr. 51-63 .- 327
Nhận diện, phân tích và đánh giá vai trò, khả năng quản trị của Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và rộng hơn là tham gia vào quản trị toàn cầu trong việc thực hiện các cơ chế hợp tác đa phương.
48 Thời cơ, thách thức của lao động tỉnh Sơn La khi tham gia AEC và các tổ chức hợp tác quốc tế khác / Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Thị Vân Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 504 tháng 10 .- Tr. 47-48 .- 330
Đánh giá thực trạng tình hình lao động trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ những khó khăn, hạn chế của lao động Tỉnh nói chung là người dân tộc thiểu số, bài viết đã chỉ ra những thời cơ cũng như thách thức của lao động Sơn La khi tham gia Cộng động Kinh tế ASEAN (AEC) và các tổ chức quốc tế khác.
49 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tính phức hợp của thể chế quốc tế: hàm ý từ một tổng quan nghiên cứu / Lê Kim Sa // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 473 tháng 10 .- Tr. 14-20 .- 658
Rà soát các nghiên cứu trước đây nhằm xem xét sự phức tạp của quản trị quóc tế hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động hợp tác quốc tế và sự phức tạp này làm gia tăng hay suy yếu hiệu quả của các thể chế quốc tế, từ đó, đưa ra một số hàm ý của việc nghiên cứu tính phức hợp của thể chế quốc tế như một định hướng của các nghiên cứu tiếp theo.
50 Hợp tác xuyên biên giới giữa EU với các nước láng giềng / ThS. Nguyễn Thanh Lan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 34-41 .- 327
Tìm hiểu mục tiêu cũng như các chương trình hợp tác xuyên biên giới của EU với bên ngoài trong khuôn khổ chính sách láng giềng.