CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật--Thừa kế
1 Hoàn thiện các quy định của bộ luật dân sự về căn cứ xác lập di sản thờ cúng / Lê Hoàng Nam // .- 2023 .- Số 8(480) .- Tr. 38-44 .- 340
Pháp luật thừa kế Việt Nam các thời kỳ trước quy định rất chi tiết về hương hỏa cũng như việc thiết lập hương hỏa. Tuy nhiên, kể sau Pháp lệnh Thừa kế đến nay, các Bộ luật Dân sự về di sản dùng vào việc thờ cúng trong duy nhất một để luật. Điều này dẫn đến không tránh khỏi những thiếu sót mà trong số đó là căn cứ xác lập di sản thờ cúng. Trong phạm vi ba viết này, tác giả trình bày các căn cứ xác lập di sản thờ cúng theo pháp luật ở các thời kỳ trước, phân tích các quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành về căn cứ xác lập di sản thờ cúng, chỉ ra hạn chế và kiến nghị hướng hoàn thiện.
2 Cần xác định chính xác những điều kiện đặc thù của người thừa kế bắc buộc trong giải quyết tranh chấp về thừa kế / Trần Thị Thu Hằng/ // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 8 – 12 .- 340
Theo quy định của pháp luật, néu người lập di chúc không chia phần thừa kế hoặc chia ít hơn hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật cho người thừa kế bắt buộc, thì những người thừa kế đó có quyền yêu cầu hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật của hộ. Đó là điều kiện đặc thù đối với những người thừa kế bắt buộc. Tuy nhiên, do một số hạn chế trong việc xác định các điều kiện này nên việc giải quyết tranh chấp vẫn chưa thống nhất và hiệu quả. Vì vậy, cần sửa đổi quy định pháp luật và có hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo tính thống nhất khi thi hành quy định pháp luật này trong thực tiễn.
3 Người lập di chúc và điều kiện luật định đối với người lập di chúc / Hoàng Thị Loan // .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 44-52 .- 346
Quy định của pháp luật về người lập di chúc là một trong các yếu tố quyết định tới tính hợp pháp của di chúc. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có các quy định đối với điều kiện về người lập di chúc. Về cơ bản, các quy định đối cới điều kiện này đều kế thừa từ các văn bản pháp luật trước đó. Tuy nhiên, trong lần sửa đổi, bổ sung bộ luật Dân sự năm 2005, một số bất cập, thiếu sót về người lập di chúc vẫn chưa được hoàn thiện.
4 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản – Thực trạng và đề xuất hoàn thiện pháp luật / Lê Thị Giang // Nghề luật .- 2020 .- Số 2 (2020) .- Tr.26 – 31 .- 340
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bắt đầu sự ràng buộc pháp lý giữa các bên, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Kể từ thời điểm hợp đồng tặng cho phát sinh hiệu lực, các bên không được rút lại các cam kết trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng. Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản; qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nội dung này.
5 Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam / Trần Minh Ngọc // Luật học .- 2018 .- Số 9 (220) .- Tr. 59 - 66 .- 340
Bài viết phân tích, đánh giá quy định tại Điều 680 và Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2015 nhằm tìm ra những điểm mới, ưu điểm và hạn chế của hai điều luật này, trên cơ sở đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
6 Bảo vệ trật tự, an ninh làng xã trong hương ước thế kỉ XVII- XIX và những giá trị kế thừa / Trần Hồng Nhung // Luật học .- 2016 .- Số 5 (191) tháng 5 .- Tr. 41-52 .- 346.005597
Thông qua quy định về bảo vệ trật tự, an ninh rong hương ước thế kỉ XVII- XIX, bài viết góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm của làng xã cổ truyền và đúc rút những bài học kinh nghiệm cần vđược kế thừa, phát huy trong quản lí xã hội nông thôn nói riêng, ổn định tình hình chính trị, xã hội hiện nay nói chung.