CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tòa án Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết việc dân sự / Nguyễn Vinh Hưng, Trần Công Thịnh // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 41 – 43 .- 340

Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, biện pháp khẩn cấp tạm thời luôn giữ vai trò rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Tuy nhiên, quy định hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời đang gây ra một số khó khăn cho tòa án khi giải quyết các yêu cầu dân sự. Bài viết nghiên cứu về các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả áp dụng đối với biện pháp này.

2 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số và những vướng mắc trong xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam / Nguyễn Thu Thủy // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 43-55 .- 340

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã có tác động đáng kể đến xã hội và nền kinh tế ở mọi cấp độ. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật cũng khiến các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên phức tạp và không còn bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia, điển hình là các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số. Để ngăn chặn và xử lí các hành vi này, các chủ thể quyền có thể khởi kiện tại toà án quốc gia. Tuy nhiên, các chủ thể này gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng biện pháp này tại Việt Nam. Những khó khăn đó một phần là do những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của toà án trong giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số. Bài viết chỉ ra những điểm còn tồn tại trong quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của toà án Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả của việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự quốc tế nhằm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số.

3 Phân định thẩm quyền giữa trọng tài và tòa án trong giải quyết tranh chấp và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời / Cao Nhất Linh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr.14-25 .- 343.597 08

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi đã có thỏa thuận của trọng tài thì về nguyên tắc, tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ phải được giải quyết bằng trọng tài. Trong quá trình tố tụng trọng tài, hội đồng trọng tài có thể cho áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo tính hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết.

4 Hỗ trợ của tòa án đối với việc thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng trong tố tụng trọng tài / Huỳnh Quang Thuận // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr. 42-53 .- 343.597 08

Bài viết phân tích qui định của pháp luật Việt Nam về hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng. Thông qua việc đối chiếu và học hỏi từ kinh nghiệm nước ngoài, tác giả cho rằng một số qui định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này chưa phù hợp với mục tiêu phát triển nền trọng tài ở Việt Nam.

5 Các kiến tạo trong các hoạt động xây dựng pháp luật của ngành tòa án Việt Nam / Lương Khải Ân, Nguyễn Đức Vinh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 6 (454) .- Tr.11 - 15 .- 340

Bên cạnh hoạt động xây dựng và ban hành luật chuyên nghiệp của Quốc hội, hoạt động xây dựng, kiến tạo pháp luật của ngành Tòa án là kênh mang lại hiệu quả thiết thực, cũng như mang đến những đóp góp kịp thời, có giá trị cho hệ thống pháp luật Việt Nam. Những thành quả này, xuất phát từ chức năng tư pháp( thực hiện quyền tư pháp) độc lập xét xử, áp dụng thống nhất pháp luật được các nhà làm luật giao phó cho các ngành Tòa án.

6 Chức năng bảo hiến của Tòa án nhân dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 / Trần Văn Độ // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 3-9 .- 340

Đánh giá những điểm tích cực cũng như hạn chế trong cơ chế bảo hiến của Tòa án nhân dân hiện nay ở Việt Nam, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện.

7 Thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 56-68 .- 340

Phân tích những quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về cách xác định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam.

8 Nhiệm vụ bảo vệ công lý và trách nhiệm chứng minh của Tòa án trong hoạt động tố tụng / Phí Thành Chung // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 2 (358) .- Tr. 3-9, 18 .- 340

Nghiên cứu làm rõ trách nhiệm chứng minh của Tòa án để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý trong các hoạt động tố tụng.

9 Thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của tòa án trong tố tụng hành chính / Nguyễn Mạnh Hùng // Luật học .- 2017 .- Số 10 (209) .- Tr. 29-36 .- 340

Phân tích, đánh giá những hạn chế về nội dung và cách thức thực hiện thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật của tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015.

10 Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm pháp luật Việt Nam / Trần Thị Thu Phương // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 12 (356) .- Tr. 35-44, 84 .- 340

Phân tích quy định này, đồng thời so sánh với quy định của pháp luật nước ngoài, từ đó xác định các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn tòa án đối với hai trường hợp: Thỏa thuận lựa chọn tòa án Việt Nam và thỏa thuận lựa chọn tòa án nước ngoài.