CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hợp đồng Thương mại quốc tế
1 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại tòa án Việt Nam - những khó khăn, vướng mắc / Nguyễn Chí Công, Phạm Thị Hằng // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.39-46 .- 343.59707
Bảo đảm cơ chế áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại tòa án là yêu cầu khách quan trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tòa án còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết loại vụ việc này, đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả; trong đó, hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan và nâng cao năng lực tòa án là những giải pháp tiên quyết.
2 Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở một số nước trên thế giới / Nguyễn Văn Nghĩa, Phạm Thị Nga // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 11(435) .- Tr.39 - 47 .- 343.597 08
Việc ký kết và thực hiện hợp đồng thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào kết quả quá trình đàm phán, thương lượng ban đầu giữa các bên. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý chi tiết liên quan đến trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, trong khi nó lại khá hoàn thiện ở các nước phát triển. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật ở một số nước về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng không những nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam, mà còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ pháp lý quốc tế. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích một số nội dung cơ bản về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật của Đức, Pháp và Anh.
3 Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Bài học kinh nghiệm từ công ước viên năm 1980 / Trần Quỳnh Anh, Vũ Thị Hòa Như // Luật học .- 2018 .- Số 9 (220) .- Tr. 3 - 13 .- 340
Nghiên cứu quy định của Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm: Quy định về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, quy định về thời điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bài viết chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và định hướng khắc phục những bất cập đó.
4 Nghiên cứu so sánh pháp luật hợp đồng Việt Nam Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn / Nguyễn Trung Nam, Lê Trần Đức Huy, Nguyễn Hiếu Bình, Ngụy Thị Bích, Nguyễn Trịnh Thủy Tiên // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 26-33 .- 340
So sánh cách tiếp cận về vấn đề vi phạm hợp đồng trước hạn của Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại quốc tế (“PICC”) phiên bản 2010 và pháp luật Việt Nam.
5 Miễn trách nhiệm do người thứ ba theo khoản 2 Điều 79 Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: từ góc nhìn so sánh luật / Trần Thanh Tâm, Phạm Thanh Cao // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 58-66 .- 340
Chỉ ra cách khoản 2 Điều 79 Công ước về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) được vận dụng và giải thích trong thực tế, đồng thời đặt ra vấn đề: Liệu rằng điều khoản này có thật sự cần thiết trong giao thương quốc tế? Liệu rằng pháp luật Việt Nam có nên nội luật hóa điều khoản này trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên CISG?
6 Vấn đề bồi thường thiệt hại phi vật chất theo Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - lý luận và thực tiễn xét xử / Nguyễn Thị Lan Hương, Phạm Thị Hiền // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 8 (102) .- Tr. 71-80 .- 340
Trình bày khía cạnh pháp lý và thực tiễn của việc bồi thường thiệt hại phi vật chất thông qua phân tích các văn bản pháp luật có liên quan, có tham khảo quan điểm của các cơ quan chuyên môn và thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề này nhằm đảm bảo mục tiêu áp dụng thống nhất Công ước tại các quốc gia thành viên.