CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Quốc tế
1 Nguyên tắc Uti Possidetis và việc vận dụng nguyên tắc khi xác định biên giới, lãnh thổ / Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Trương Vân Hậu, Cao Minh Tuấn Khoa, Đặng Quang Huy // Luật học .- 2023 .- Số 05 (165) .- Tr. 93-106 .- 340
Uti possidetis là một trong các nguyên tắc của luật quốc tế về hoạch định biên giới quốc gia. Bài viết tập trung phân tích định nghĩa, lịch sử hình thành, phân loại, bản chất, giá trị pháp lý và các vấn đề liên quan đến nguyên tắc uti possidetis trong luật pháp quốc tế hiện đại. Bài viết nghiên cứu nguyên tắc này thông qua các vụ tranh chấp biên giới, lãnh thổ của các nước trên thế giới được xét xử tại Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice – ICJ). Trên cơ sở đó, nhóm tác giả rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp ở biển Đông và phân định biên giới với các quốc gia láng giềng.
2 Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương qua hệ thống luật pháp quốc tế và Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 635 .- Tr. 94 - 96 .- 340.01422
Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương đã được xác định trong các luật nhân quyền quốc tế và hệ thống Việt Nam. Bài viết nhằm hệ thống và làm rõ các quy định cụ thể bảo vệ 06 nhóm xã dễ bị tổn nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người dân tộc thiểu số trong hệ thống nhân quyền quốc tế và hệ thống pháp luật của Việt Nam.
3 Xu hướng xung đột hiện nay và thách thức đối với luật pháp Quốc tế / Nguyễn Thị Lan Hương // Nghiên cứu Quốc tế .- 2023 .- Số 4(131) .- Tr. 69-92 .- 340
Trên cơ sở rà soát các quy định trong luật quốc tế điều chỉnh vấn đề sử dụng vũ lực, xung đột vũ trang và chiến tranh. Bài viết cố gắng nhận diện một số thách thức dối với luật pháp quốc tế xuất phát từ xu hướng xung đột này.
4 Quyền Sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính theo pháp luật quốc tế và Việt Nam / Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Sơn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 632 .- Tr. 77 - 79 .- 340
Pháp luật Việt Nam chỉ có quy định bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, và Khoản 2, Điều bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc liệu chương trình máy 9 của Luật Sở hữu trí tuệ cũng xác định chương trình máy tính là đối tượng không đủ điều kiện để được tiếp cận bảo hộ sáng chế phần mềm máy tính trong các hệ thống pháp luật khác nhau, đồng thời chỉ ra tính có nên được cấp bằng sáng chế hay không. Thông qua nghiên cứu so sánh, bài viết sẽ đánh giá các cách những ưu nhược điểm của hai cơ chế bảo hộ này nhằm làm rõ sự cần thiết phải bảo hộ chương trình máy tính với tư cách là một đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ.
5 Viện dẫn bản án nước ngoài liên quan đến GISG: Thực trạng các nước và đề xuất cho Việt Nam / Vũ Kim Hạnh Dung, Phan Thị Hương Giang // .- 2022 .- Số 08(156) .- Tr. 78-91 .- 346.5970702632
Bài viết tập trung luận giải một số vấn đề liên quan đến CISG bao gồm việc phân tích và đánh giá tính thống nhất trong văn bản và trong quá trình áp dụng CISG. Đồng thời bài viết phân tích xu hướng viện dẫn bản án nước ngoài liên quan đến CISG trên thế giới và đúc những kinh nghiệm cho Việt Nam liên quan đến vấn đề này.
6 Trung Quốc với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến Biển Đông trong những năm gần đây / Vũ Thị Vân Dung // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 11 (255) .- Tr. 72-86 .- 340
Phân tích một số văn bản pháp luật được sửa đổi và ban hành mới của Trung Quốc có liên quan đến Biển Đông trong thời gian gần đây, từ đó đánh giá những vấn đề đặt ra khi Trung Quốc sửa đổi, ban hành mới và triển khai thực hiện trên thực tế các văn bản này.
7 Tấn công mạng dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam / Nguyễn Văn Công // Luật học .- 2022 .- Số 6 .- Tr.135-148 .- 340.01422
Bài viết làm rõ bản chất của tấn công mạng, thực trạng và hậu quả của tấn công mạng, thách thức đặt ra đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam trong việc kiểm soát và tấn công mạng bằng pháp luật, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát tấn công mạng.
8 Án lệ kiểu Trung Quốc và góc nhìn so sánh với Việt Nam / Nguyễn Ngọc Phương Hồng, Lưu Minh Sang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 7 (251) .- Tr. 11-21 .- 340.01422
Phân tích những diễn tiến thú vị của quá trình xây dựng hệ thống Án lệ kiểu Trung Quốc. Trong đó nhấn mạnh vào việc phân tích cách thức sử dụng các tình huống hướng dẫn, tình huống tương tự thông qua hệ thống phán quyết tương tự cho tình huống tương tự trong việc xét xử của các thẩm phán tại Trung Quốc.
9 Quá trình hình thành và phát triển yêu sách “Tứ Sa” của Trung Quốc ở Biển Đông nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế / Bùi Thị Thu Hiền // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 7 (251) .- Tr. 57-71 .- 340
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của yêu sách “Tứ Sa” của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông). Bệnh cạnh đó, phân tích những khía cạnh pháp lý của yêu sách phí lý này của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị đối với Việt Nam trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông trong bối cảnh tình hình khu vực phức tạp và Trung Quốc ngày càng có thái độ cứng rắn trong việc theo đuổi yêu sách phi lý.
10 Quyền tự vệ hợp pháp theo Luật quốc tế hiện đại / // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 3(142) .- Tr. 66 - 77 .- 340
Nhóm tác giả mong muốn đóng góp một phần nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự vệ hợp pháp, từ đó, đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế.