CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thơ Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc / Phạm Khánh Duy // .- 2024 .- Số 31 .- Tr. 03-12 .- 400

Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: thống kê - phân loại; phân tích - tổng hợp; đặc biệt là so sánh. Từ đó, đi đến khẳng định: từ thời trung đại, các tác giả đã quan tâm đến vấn đề sinh thái; đồng thời thấy được điểm gặp gỡ trong thơ chữ Hán của Việt Nam và Hàn Quốc, hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Á.

2 Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản / Bùi Thị Lân // .- 2024 .- Số 31 .- Tr. 76-82 .- 400

Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại để xem xét các yếu tố hình thức, các yếu tố nghĩa cũng như mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa của bài thơ Tiếng Việt nổi tiếng của Lưu Quang Vũ được in trong tập Thơ Việt Nam 1945-1985, nhà xuất bản Giáo dục, 1985 và gần đây in lại trong tập Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010.

3 Vai trò của từ địa phương trong thơ Bích Khê / Phạm Thị Quyên // .- 2024 .- Số 30 .- Tr. 74-80 .- 808.1

Ngôn ngữ là yếu tố góp phần đem lại thành công cho một tác phảm văn học. Với Bích Khê, kĩ thuật sử dụng ngôn ngữ đã trở thành một khả năng vượt trội. Bích Khê có ý thức cách tân ngôn ngữ. Trên phương diện ngữ âm, ngữ pháp, tổ chức văn bản ông cũng có nhiều phá cách. Vì vậy thơ Bích Khê rất mới, rất lạ so với những tác giả đương thời. Trong đó, từ địa phương được Bích Khê khai tác bằng một lối tư duy sáng tạo khiến cho thơ ông giàu sắc thái biểu cảm, giàu hình ảnh độc đáo và thể hiện được dấu ấn cá nhân của mình.

4 Ý nghĩa của những quan niệm thơ trong phong trào Thơ mới 1932-1945 / Lê Quang Hưng // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 10 (608) .- Tr. 64-72 .- 895.921

Đề cao cảm xúc tự nhiên cùng cái nhìn hướng ngoại, khẳng định vẻ đặc biệt của thi sĩ, sự cao quý của thơ ca cùng trạng thái khác thường của quá trình sáng tạo, coi trọng vô thức, tâm linh,… Những quan niệm ấy của Thơ mới không chỉ mang tính cách mạng ở thời bấy giờ mà vẫn còn nhiều ý nghĩa với chúng ta hiện nay.

5 Thiên tai trong Thơ mới từ góc nhìn phê bình sinh thái / Phạm Phương Chi, Bùi Thị Thu Thủy // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 9 (607) .- Tr. 85-93 .- 895.921

Phân tích những miêu tả về thiên tai trong Thơ mới (1932-1945) từ những chuyển biến do khủng hoảng môi trường, bất ổn xã hội và hiệu ứng nhà kính gây ra của phê bình sinh thái. Tìm hiểu Thơ mới viết về thiên tai trong bối cảnh lịch sử Việt Nam thời thuộc địa, cụ thể là tiến trình hiện đại hóa mang tính thực dân, cũng đem lại cho Thơ mới một ý nghĩa mới, gắn với các vấn đề môi trường, môi sinh của thời đại.

6 Phan Thị Bạch Vân và Nữ lưu thơ quán Gò Công / Vũ Thị Thanh Loan, Nguyễn Thị Lan Anh // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 6(604) .- Tr. 100-109 .- 800

Tìm hiểu sáng tác văn chương của Phan Thị Bạch Vân và tổ chức Nữ lưu thơ quán Gò Công do bà sáng lập và điều hành, từ đó đưa ra những nhận định và đánh giá về đóng góp của bà cho phong trào phụ nữ Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX.

7 Ẩn dụ tri nhận trong thơ Tố Hữu / Huỳnh Ngọc Mai Kha // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 11-15 .- 895

Với cái nhìn về Tố Hữu như một nhà thơ cách mạng điển hình của Việt Nam, kì vọng sẽ tìm thấy được những tri nhận có tính hệ thống của tác giả về những ý niệm phổ biến thường hay xuất hiện trong thơ của ông như Cuộc đời, đất nước, địa danh, thiên nhiên từ lí thuyết ẩn dụ tri nhận. Qua đó, cung cấp thêm cho người đọc và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực những kết quả nghiên cứu trên dữ liệu thơ của nhà thơ Tố Hữu, từ góc nhìn tri nhận.

8 Những suy tưởng triết học trong thơ Chế Lan Viên / Ngô Bích Thu // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 7(605) .- Tr. 98-106 .- 800.01

Qua khảo sát một cách hệ thống một số tập thơ của Chế Lan Viên, bài viết đi sâu làm nổi bật phong cách thơ Chế Lan Viên cũng như sự vận động của tư duy sáng tạo, tư duy triết học trong thơ ông. Qua đó làm rõ, Chế Lan Viên là một nhà thơ có tư tưởng đầy mâu thuẫn và phúc tạp, người không biết mệt mỏi trong cuộc hành trình “đi tìm mặt” của chính mình. Ngoài ra, bằng phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại, bài viết cũng chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của phong cách thơ Chế Lan Viên với các tác giả cùng thời và khác thời ông. Đồng thời bài viết khám phá một Chế Lan Viên có nghệ thuật viết độc đáo, thống nhất trong đa dạng, một “gương mặt thơ” điểm hình của nền thơ hiện đại Việt Nam.

9 Thơ luật của Nguyễn Du : trong một thế giới đối xứng / Nguyễn Thị Nguyệt Trinh // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 7(605) .- Tr. 86-97 .- 800.01

Thơ luật có một vai trò quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Du. Từ đặc điểm của thơ luật là thế giới đối xứng, ông đã dựng nên một thế giới thơ ca đóng khép đậm chất hướng nội trữ tình. Ông cũng đã thể hiện tài năng thơ ca qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ độc đáo trên các cấp độ âm điệu, từ ngữ, cú pháp… để lại những tác phẩm trường tồn với thời gian.

10 Người đương thời thơ mới Việt Nam (1932-1945) bàn về tương quan thơ mới Việt - Trung / Nguyễn Hữu Sơn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 6(592) .- Tr. 31-42 .- 895.1

Giới thiệu hệ thống các bài dịch, lược thuật thông tin liên quan đến sự ra đời, phát triển, tác giả, tác phẩm, quan niệm thơ mới Trung Quốc. Nhấn mạnh nghiên cứu so sánh các mối liên hệ và ảnh hưởng, sự tương đồng và khác biệt giữa thơ mới Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh giao thoa Đông – Tây, hội nhập, hiện đại hóa và toàn cầu hóa.