CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài nguyên nước--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Tổng quan hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với tài nguyên nước và kiến nghị áp dụng cho Việt Nam / Mai Thanh Dung, Lại Văn Mạnh, Vũ Đức Linh, Nguyễn Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 4-7 .- 363

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tại bàn, phân tích chính sách nhằm giới thiệu phương pháp, ý nghĩa hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với tài nguyên nước, từ đó kiến nghị áp dụng cho Việt Nam.

2 Thách thức trong việc quản lý hệ thống tài nguyên nước đô thị ở Việt Nam / Trần Thị Việt Nga // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 27-28 .- 363

Trình bày các vấn đề: hệ thống mất nước cân bằng do gia tăng nhu cầu sử dụng nước; hệ thống sông hồ ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp; an ninh nguồn nước bị đe dọa; rủi ro cao và gia tăng do biến đổi khí hậu và thiên tai.

3 Nguồn nước và vấn đề an ninh nguồn nước ở Việt Nam / Lê Anh Tuấn // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 19-20 .- 363

Khái quát chung về vấn đề an ninh nguồn nước. Đưa ra chiến lược và chính sách quản lý nước thông qua việc quản lý lưu vực sông tổng hợp, trong đó, xem trọng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

4 Áp dụng một số công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên nước / Hoàng Thị Huệ // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 21-22 .- 363

Triển khai ứng dụng công cụ kinh tế cụ thể trong quản lý tài nguyên nước hiện nay; đưa ra một số giải pháp hướng tới sử dụng công cụ kinh tế quản lý tài nguyên nước hiệu quả.

5 Kinh tế tuần hoàn tài nguyên nước / Hoàng Thị Thu Hương // .- 2023 .- Số 20 - Tháng 10 .- Tr. 27-28 .- 363

Kinh tế tuần hoàn tài nguyên nước và tái sử dụng nước đã và đang trở thành một xu thế tất yếu, diễn ra mạnh mữ tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn là giải pháp hữu hiệu, giúp duy trì phát triển kinh tế đồng thời giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và bảo vệ tài nguyên nước.

6 Áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên (NBS) trong quản lý nước tại khu vực đô thị : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Sỹ Linh, Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Hoàng Thùy Dương, Lê Nam // .- 2023 .- Tháng 8 .- Tr. 56-59 .- 363

Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng NBS trong quản lý nước tại các khu vực đô thị của một số quốc gia như Thái Lan, Singapore và Bangladesh, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị cho Việt Nam trong việc áp dụng NBS để quản lý nước khu vực đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

7 Sử dụng giám sát online và mô hình trong quản trị nước thông minh tại Việt Nam / Lê Thu Thủy // .- 2023 .- Số 16 - Tháng 8 .- Tr. 27-28 .- 363

Quản trị tài nguyên nước trên nền tảng kết hợp công nghệ số, sử dụng mô hình quản trị nước thông minh và tích hợp các quy định về quản lý nước để kiểm soát chất lượng sẽ góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước, sẽ kiểm soát được chất lượng nước, điều tiết, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, từ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh, an toàn và an sinh xã hội.

8 Kinh nghiệm quản lý tài nguyên nước một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thục // Môi trường .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 47-50 .- 363.7

Phân tích kinh nghiệm quản lý tài nguyên nước của Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Từ đó đưa ra những bài học hữu ích cho Việt Nam trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước.

9 Quản lý hiệu quả tài nguyên nước hướng tới phát triển bền vững / Trần Thanh Phương // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 9 (407) .- Tr. 33-34 .- 363.7

Việt Nam là quốc gia có mạng lưới song ngòi dày đặc và nguồn tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên giờ đây ở nhiều nơi, người dân đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, điều này đặt ra mối lo ngại về an ninh nguồn nước trong thời gian tới.

10 Đánh giá tác động của chính sách hợp tác quốc tế về tài nguyên nước của Việt Nam / Lê Thị Hường, Nguyễn Anh Đức, Trần Thị Diệu Hằng // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 8 (406) .- Tr. 34-35 .- 363.7

Thực hiện đánh giá tác động của chính sách hợp tác quốc tế về tài nguyên nước dựa trên hướng dẫn và các quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP.