CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chiến lược--Đối ngoại
11 Phân tích lý thuyết trò chơi tam giác chiến lược của Dittmer / Nguyễn Thùy Minh, Hoàng Oanh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 152-172 .- 327
Giới thiệu khung lý thuyết trò chơi tam giác chiến lược do Lowell Dittmer xây dựng năm 1981 dựa trên mối quan hệ của ba siêu cường Mỹ - Liên Xô – Trung Quốc, và phân tích tác dụng cũng như hạn chế của khung lý thuyết này. Khung lý thuyết này đã cung cấp được một cách tiếp cận tương đối hệ thống đến mối quan hệ giữa ba quốc gia trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, là một lý thuyết tập trung vào cấp hệ thống, khung lý thuyết này không giúp ích cho việc tìm hiểu sâu về quá trình hoạch định chiến sách của từng quốc gia.
12 THAAD tại Đông Bắc Á: Một nhân tố tác động đến cục diện khu vực / Lê Như Mai // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 192-216 .- 327
Bài viết được chia thành hai phần chính: Phần thứ nhất bàn về cục diện Đông Bắc Á trước khi có THAAD; Phần thứ hai bàn về cục diện của khu vực này sau khi có THAAD. Trong cả hai phần, bài viết sẽ phân tích cục diện Đông Bắc Á trên ba khía cạnh: thế lưỡng nan về an ninh trên bán đảo Triều Tiên, thế cân bằng chiến lược trong khu vực, cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga.
13 Chiến lược đối ngoại và vị trí của Việt Nam và Hàn Quốc trong quan hệ hợp tác hai nước / Võ Hải Thanh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 11 (201) .- Tr. 22-30 .- 327
Chỉ ra những đặc điểm chính của chiến lược đối ngoại và định vị vị trí của Việt Nam và Hàn Quốc trong quan hệ hợp tác kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đến nay. Từ đó giúp chúng ta hiểu một cách toàn diện và sâu sắc hơn về mối quan hệ “đối tác chiến lược” Việt Nam – Hàn Quốc trong 25 năm qua và tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ này lên tầm cao mới trở thành quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” trong tương lai.
14 Kế hoạch thôn tính Đông Nam Á của đế chế Mông Nguyên thế kỷ XIII / Bùi Thị Ánh Vân // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 5 (189) .- Tr. 45-52 .- 327
Đến giữa thế kỷ XIII, mặc dù đã có một lãnh thổ rộng lớn từ những cuộc chiến tranh xâm lược thế giới, nhưng Đại hãn Mông Cổ vẫn muốn làm chủ toàn vùng Đông Nam Á, đưa các nước trong khu vực này vào hệ thống cống nạp – thuần thuộc. Kế hoạch đánh chiếm Đông Nam Á được triều Nguyên thực hiện một cách bài bản, nhưng cuối cùng vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc. Đây cũng là lý do vì sao đế chế được mệnh danh là “bất khả chiến bại” đã không đạt được kết quả như ý muốn tại khu vực này.
15 Cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại Đông Nam Á / PGS. TS. Vũ Dương Huân // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 1/2017 .- Tr. 28-41 .- 327
Phân tích cạnh tranh ảnh hưởng Trung – Nhật ở khu vực Đông Nam Á về các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, quốc phòng – an ninh, kinh tế, sức mạnh mềm. Đồng thời, sẽ làm rõ các nhân tố tác động đến cạnh tranh Trung – Nhật trong giai đoạn hiện nay như vị trí chiến lược ngày càng tăng ở khu vực Đông Nam Á, thay đổi tương quan sức mạnh quốc gia của Trung Quốc và Nhật Bản, nét mới chính trị nội bộ hai nước và thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực…
16 Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga và những vấn đề cần quan tâm / PGS. TS KHQS. Trần Nam Chuân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 1/2017 .- Tr. 76-81 .- 327
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga được vun đắp trên cơ sở kế thừa quan hệ “chí tình, chí nghĩa” giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây. Trải qua nhiều thăng trầm, mối quan hệ hữu nghị, truyền thống này ngày càng bền chặt, đi vào chiều sâu và là tài sản vô giá để hai nước, hai dân tộc giữ gìn, phát triển.
17 Biển Đông trong chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 2008 đến năm 2012 / TS. Trần Thị Thu Hà // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 54-60 .- 327
Phân tích những nhân tố tạo nên sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông, quan điểm của Mỹ về Biển Đông dưới thời Tổng thống B. Obama, một số bước triển khai chính sách của chính quyền B. Obama đối với vấn đề Biển Đông và đồng thời cũng chỉ ra hạn chế của Mỹ trong vấn đề Biển Đông.
18 Chiến lược của Nga, Mỹ tại Trung Đông và Syria / PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2016 .- Số 04/2016 .- Tr. 3-13 .- 327
Tìm hiểu chiến lược Trung Đông của Mỹ, Nga nói chung và đặc biệt sẽ tập trung làm rõ các mục tiêu chiến lược, phương án triển khai cũng như tác động của hai nước này tại chiến trường Syria nói riêng.
19 Khủng hoảng Ukraina – Cuộc tranh chấp quyền lực của Mỹ - EU và Nga / TS. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Trung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 11-24 .- 327
Phân tích những nguyên nhân bên trong của cuộc khủng hoảng này bao gồm việc lựa chọn mô hình phát triển đất nước và xung đột văn hóa – bản sắc giữa các vùng miền ở Ukraina. Bài viết cũng chỉ ra những hệ quả mà cuộc khủng hoảng chính trị này gây ra đối với an ninh ở Châu Âu và cho rằng, tình hình ở Ukraina khi có sự tham gia của nhiều bên là thực sự phức tạp và sẽ khó có thể giải quyết được một sớm một chiều.
20 Chuyển hướng sang Châu Á – Thái Bình Dương: Chiến lược của EU so sánh với Mỹ / TS. Luận Thùy Dương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 11-20 .- 327
Nhằm thích ứng với những phát triển mới của tình hình thế giới và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cả Mỹ và EU cũng chuyển hướng chiến lược hướng sang khu vực này. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh chiến lược của EU thấp hơn so với Mỹ về nhiều mặt. Nếu như Mỹ là một tay chơi thực sự ở khu vực, đã “xoay trục” chiến lược, tìm cách chi phối các quá trình đang diễn ra tại đây, thì EU mới chỉ chuyển hướng chiến lược, trục chính vẫn tập trung ở các khu vực khác, do đó, mức độ ảnh hưởng của EU đối với khu vực hạn chế hơn.