CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Hình sự--Việt Nam
1 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 / Nguyễn Thị Thùy Dung // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 52-62 .- 340
Tác giả bài viết phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dưới góc độ khoa học pháp lý và thực tiễn qua những ví dụ cụ thể. Đồng thời, tác giả tập trung phân tích những vướng mắc và tình trạng không thống nhất trong thực tiễn áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng về loại tội phạm này. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị về dấu hiệu định tội, phân biệt hành vi phạm tội và đề xuất án lệ hoặc định hướng xây dựng án lệ trong tương lai về định tội danh đối với vi phạm này, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm.
2 Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp Và Việt Nam / Mai Thanh Hiếu // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 55-69 .- 345.597
Suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp và Việt Nam. Mỗi quốc gia có kĩ thuật lập pháp riêng trong việc quy định nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thành công hơn trong quy định về giới hạn suy đoán vô tội nhưng cùng cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Pháp trong quy định về chủ thể được suy đoán vô tội giải thích sự nghi ngờ theo hướng có lợi cho người bị nghi phạm tội và người bị buộc tội; các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử li vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.
3 Nguồn của pháp luật hình sự và vấn đề mở rộng nguồn của pháp luật hình sự ở Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hoà // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 11-25 .- 340
Trên cơ sở khái quát lí luận về nguồn của pháp luật hình sự, bài viết phân tích cơ sở lí luận – sự cho phép, cơ sở thực tiễn- sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc mở rộng nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng cho phép các luật khác cũng được quy định tội phạm và khung hình phạt cụ thể trên cơ sở các quy định chung của Bộ luật hình sự cũng như phù hợp với kĩ thuật văn bản của Bộ luật này.
4 Quyền của phạm nhân nữ theo quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2019 / Đỗ Thị Phượng // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 26-37 .- 340
Bài viết làm rõ các quy định của pháp luật thi hành án hình sự về quyền của phạm nhân nữ, những khó khăn trong thực tiễn giam giữ và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Thi hành án hình sự 2019 và đảm bảo hiệu quả giam giữ phạm nhân nữ tại Việt Nam hiện nay.
5 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự theo qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 / Nguyễn Hải Ninh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 9(433) .- Tr.29 - 37 .- 345.5970026
Bảo vệ quyền, lợi ích của bị hại, đương sự có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ: là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng; dưới góc độ là trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc một chế định trong luật tố tụng hình sự. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
6 Văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Dân sự năm 2015 / Ngô Văn Lượng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 10(434) .- Tr.35 - 38 .- 346
Hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự là điều cần thiết trong quá trình đưa Bộ luật Hình sự vào áp dụng trong đời sống xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình (BLHS) năm 2015 và đề xuất kiến nghị tăng cường và nâng cao chất lượng của công tác này.
7 Luật sư trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay / Tôn Thất nhân Tước // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr.5 - 13 .- 345.5970773
Tham gia tố tụng trong vụ án hình sự là một chức năng cung ứng dịch vụ pháp lý của luật sư được pháp luật hành nghề Luật sư và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định. Trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 được Bộ Chính trị ban hành đã xác định vai trò và vị trí của luật sư trong thời gian qua. "Đào tạo, phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với Luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức Luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức Luật sư đối với thành viên của mình.
8 Một số vấn đề về tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp / Võ Thị Ánh Trúc, Phạm Thị Thúy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.31 - 37 .- 345.597002632
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, được quy định tại Điều 192, Mục 1, Chương XVIII của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015). Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thuộc nhóm tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, được quy định tại Điều 226, Mục 3, Chương XVIII của BLHS năm 2015. Mặc dù quy định của BLHS năm 2015 có nhiều điểm mới tiến bộ và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành BLHS năm 2015 cho thấy vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về 02 tội danh này.
9 Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về hối lộ trong tình hình hiện nay / Vũ Việt Tường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.36 - 39 .- 345.597002632
Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành được ban hành năm 2015 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự năm 2015). Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích thực trạng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tội phạm về hối lộ và đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy đinh này.
10 Tội gây rối trật tự công cộng trong Bộ Luật hình sự 2015 / Nguyễn Huyền Ly // .- 2021 .- Số 7 .- Tr.32 - 33 .- 345.597002632
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi gây mất ổn định trật tự công cộng, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Như vậy, hành vi gây rối trật tự cộng cộng phải thỏa mãn điều kiện, hành vi đó xảy ra tại nơi công cộng và làm ảnh hưởng đến trật tự nơi công cộng, đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.