CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Châu Âu

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái cây sang thị trường Châu Âu / Nhan Cẩm Trí // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 120-124 .- 330

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trái cây vào thị trường châu Âu (EU) của doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng trái cây vào thị trường đầy tiềm năng này trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam hội nhập mạnh mẽ, mở rộng thương mại qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

2 Chính sách thuế môi trường tại các nước Châu Âu và khuyến nghị đối với Việt Nam / Trần Lương Quang Minh // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 24-34 .- 336.2

Chính sách thuế môi trường (hay còn gọi là thuế xanh, thuế sinh thái) là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính sách thuế gián thu của nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia sử dụng thuế môi trường như một công cụ tài chính hữu hiệu nhằm hạn chế những hành vi gây tác động xấu đến môi trường để góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường. Bài viết khái quát kinh nghiệm của châu Âu trong việc áp dụng thuế môi trường và đưa ra khuyến nghị về việc hoàn thiện chính sách thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

3 Giám sát rủi ro biến đổi khí hậu của ngân hàng trung ương các nước châu Âu và gợi ý cho Việt Nam / Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Quý // .- 2023 .- Số 22 - Tháng 11 .- Tr. 63-68 .- 332

Rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu đã làm phát sinh những rủi ro đáng kể cho sự ổn định tài chính ở mỗi quốc gia. Nghiên cứu này phân tích kênh truyền dẫn của rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu từ rủi ro vật chất, rủi ro chuyển đổi sang rủi ro đối với hệ thống tài chính và hành động ứng phó của ngân hàng trung ương các nước châu Âu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị về mặt chính sách đối với Việt Nam trong giám sát tài chính trước những tác động từ biến đổi khí hậu.

4 Chủ nghĩa trọng thương và mối quan hệ với chính sách của các cường quốc Châu Âu từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII / Trần Thị Quế Châu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 12(267) .- Tr. 62-74 .- 327

Phân tích bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản của Chủ nghĩa trọng thương, và mối quan hệ của nó với chính sách của các cường quốc châu Âu từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII.

6 Tiêu dùng ở Châu Âu sẽ như thế nào sau đại dịch / Mạc Dung // Dệt may & Thời trang Việt Nam .- 2021 .- 392 .- Tr. 48-59 .- 658.8

Nền kinh tế Châu Âu đã chịu cú sốc lớn trong năm 2020 sau 2 đợt bùng phát dịch Covid-19, tỉ lệ tử vong cao. Hậu quả suy thoái kinh tế sâu sắc nhất trong lịch sử. Câu hỏi đặt ra đối với nhiều doanh nghiệp mọi thứ sẽ như thế nào sau khủng hoảng.

7 Bản sắc châu Âu và chủ nghĩa dân túy tại EU hiện nay / Trần Thị Khánh Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 2(245) .- Tr. 57-69 .- 327

Tìm hiểu về nổ lực tìm kiếm một bản sắc châu Âu cũng như cố gắng xây dựng và nâng cao sự gắn bó của người dân với châu Âu, từ đó lý giải chủ nghĩa dân túy tại Liên minh Châu Âu hiện nay từ góc độ văn hóa.

8 Những tiền đề lịch sử cho việc hình thành và phát triển quản trị địa phương Châu Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam / Đào Bảo Ngọc // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 12(243) .- Tr. 15-25 .- 327

Tìm hiểu về nguồn gốc của các lý luận trụ cột về quản trị địa phương ở châu Âu. Nghiên cứu tiền đề lịch sử ở các quốc gia châu Âu và kinh nghiệm về quản trị địa phương cho Việt Nam.

9 Chính sách an ninh quốc phòng Châu Âu – cơ sở hình thành và phát triển / Đỗ Hồng Huyền // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 9(240) .- Tr. 26-36 .- 327

Phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của sự hình thành và phát triển chính sách An ninh và Quốc phòng Châu Âu. Đây là nền tảng để nhận thức rõ hơn về mục tiêu xây dựng chính sách An ninh và quốc phòng chung Châu Âu thống nhất ở Liên minh Châu Âu.

10 Đổi mới quản trị xã hội ở một số nước Châu Âu và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Trọng Bình // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 10(241) .- Tr. 11-21 .- 327

Phân tích bối cảnh, nội dung đổi mới quản trị xã hội ở một số nước Châu Âu, từ đó nêu lên một số gợi mở cho Việt Nam.