CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Khai thác Nước ngầm

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu khả năng thu nước của ống lọc và bê tông rỗng dùng trong giếng khai thác nước ngầm bằng mô hình thí nghiệm vật lý / Vũ Bá Thao, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Huy Vượng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 6(Tập 62) .- Tr.29-33 .- 690

Trình bày kết quả thí nghiệm mô hình vật lý về khả năng thu nước của ống lọc và bê tông rỗng dùng trong giếng tia và giếng đào thu nước thành bên để khai thác nước ngầm. Thí nghiệm mô hình nhằm xác định các tương quan giữa thành phần cấp phối, hệ số thấm, cột nước, độ chặt, độ dốc đặt ống với khả năng thu nước của các loại kết cấu ống lọc khác nhau.

2 Quản lý và khai thác nước dưới đất hiệu quả ngăn chặn nguy cơ sụt lún / Nguyễn Thị Hương // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 15 (317) .- Tr. 43 - 44 .- 363

Mực nước dưới đất trung bình tại các điểm quan trác trên toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, phần lớn mực nước dưới đất đều có xu thế suy giảm; tình hình sụt lún đất vùng này đang diễn biến phức tạp. Nguyên nhân một phần là do khai thác nước dưới đất ồ ạt, xây dựng kết cấu hạ tầng không theo quy hoạch. Chính quyền địa phương các cấp, cơ quan quản lý cần nhanh chóng có giải pháp ứng phó phù hợp.

3 Một số vấn đề về nghiên cứu sụt lún mặt đất và đánh giá sơ bộ về sụt lún mặt đất do khai thác nước dưới đất gây ra / Trần Duy Hùng, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Thị Sáng // .- 2018 .- Số 24 (302) .- Tr. 32- 34 .- 363.7

Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị, dân số và nhà máy ở thành phố Hồ Chí Minh từ đó đánh giá được tình hình phát thải và hấp thụ CO2 cây xanh; đề xuất một số giải pháp xây dựng thành phố phát thải thấp cacbon.

4 Đánh giá hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước sinh hoạt tập trung cho dân cư trên địa bàn huyện Tân Hưng / // .- 2018 .- Số 23 (301) .- Tr. 27 - 29 .- 621

Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước sinh hoạt tập trung cho dân cư trên địa bàn huyện Tân Hưng tỉnh Long An nhằm đưa ra hiện trạng chất lượng NDĐ trên địa bàn huyện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân một cách có hiệu quả. Đồng thời, qua kết quả điều tra, đánh giá nắm được tình hình khai thác sử dụng nguồn NDD của hộ dân trên địa bàn huyện giúp cho công tác quản lý nhà nước được tốt hơn.

5 Ảnh hưởng tiêu cực hạ thấp và phục hồi mực nước do khai thác nước ngầm trong các khu vực đô thị / TS. Tạ Thị Thoảng, ThS. Vũ Thị Hồng Cẩm // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 6 (284) .- Tr. 30 – 32 .- 363.7

Trình bày tổng quan về tình hình khai thác và sử dụng nước ngầm trong nước và trên thế giới; Ảnh hưởng của hạ thấp mực nước do khai thác nước ngầm; Sự phục hồi mức nước của các tầng chứa nước và các vấn đề phát sinh.

6 Một số giải pháp trong khai thác nước ngầm nhằm giảm thiểu hạ thấp mặt đất tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Xuân Mãn // Xây dựng .- 2017 .- Số 02 .- Tr. 121-124 .- 624

Trình bày hai giải pháp giảm thiểu hạ thấp mực nước dưới đất khi khai thác nước bằng bãi giếng: Xây dựng bãi giếng khai thác ở nơi có nguồn nước bổ cập; Tối ưu hóa lưu lượng nước tại các giếng khai thác.