CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Đối ngoại--Việt Nam
1 Quan điểm của Mỹ, Nhật Bản về vấn đề Biển Đông và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Vũ Đức Cường // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 6(267) .- Tr. 54-59 .- 327
Tiếp cận, làm rõ lợi ích và quan điểm của các nước lớn như Mỹ và Nhật Bản về vấn đề Biển Đông sẽ góp phần đưa ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong quá trình xử lý vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông. Do vậy, bài viết sẽ đi sâu phân tích và luận giải có hệ thống về lợi ích và quan điểm của Mỹ và Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông trong thời gian qua.
2 Biển Đông trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và những tác động của nó đến Việt Nam / Trịnh Đình Việt, Nguyễn Duy Dũng // .- 2021 .- Số 138 .- Tr. 42-47 .- 327.04
Biển Đông là khu vực biển nằm trong vùng nước của Thái Bình Dương, nơi hợp nhiều của nhiều tuyến đường giao thông biển huyết mạch quan trọng của Thế giới. Đồng thơi la vùng biển có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, nhất là tài nguyên dầu mỏ. Đứng trước những diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông, để bảo vệ lợi ích và an ninh Quốc gia, nhất la an ninh năng lượng, Nhật Bản từng bước điều chỉnh chính sách can dự vào tình hình Biển Đông ngày một chủ động hơn.
3 Cục diện thế giới hiện nay và hàm ý chính sách đối ngoại cho Việt Nam / Lưu Thúy Hồng // .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 20-26 .- 327
Trên cơ sở phân tích cục diện thế giới hiện nay, bài viết đưa ra một số gợi ý chính sách cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, gồm: tư tưởng chỉ đạo phương châm, nguyên tắc đối ngoại; sức mạnh quốc gia; quan điểm, chính sách với đối tác cụ thể tuyên truyền đối ngoại.
4 Hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng trong thời kỳ mới / TS. Lê Kim Sa, TS. Nguyễn Văn Thanh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 9 (205) .- Tr. 24-37 .- 327
Hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng được coi là một trong những hình thức hợp tác tiểu vùng quan trọng giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á và là một trong những cơ chế đàm phán một số vấn đề giữa Trung Quốc với các quốc gia xung quanh Biển Đông. Từ khi Diễn đàn hợp tác kinh tế vành đai Bắc Bộ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006 đến nay, giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có liên quan đã triển khai một số hoạt động nghiên cứu và thực tiễn xung quanh hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm như hạ tầng giao thông, cảng biển, thương mại hàng hóa và dịch vụ, du lịch…Tuy nhiên, sau khi sáng kiến Vành đai Con đường ra đời, đặc biệt là Trung Quốc thúc đẩy xây dựng Con đường tơ lụa mới trên biển, hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng có xu hướng chững lại. Đồng thời, cùng sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu vực, những thời cơ mới và thách thức mới cũng đã đặt ra với mô hình hợp tác tiểu vùng này.
5 Bàn về đổi mới quy trình ra quyết sách đối ngoại của Việt Nam / Vũ Dương Huân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (110) .- Tr. 20-31 .- 327
Bàn về mô hình tập thể quyết sách với những ưu và hạn chế nhất định. Để nâng cao hiệu quả hoạch định chính sách đối ngoại, Việt Nam cần tiếp tục đối mới mô hình hoạch định chính sách đối ngoại trong nhận thức cũng như xây dựng và phát triển các cơ quan tư vấn chính sách…
6 Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng / PGS. TS KHQS. Trần Nam Chuân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 9 (192)/2016 .- Tr. 3-9 .- 327
Phân tích những phương hướng, nhiệm vụ chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Đảng đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XII.
7 Đối ngoại Việt Nam 30 năm đổi mới: Quá trình phát triển trong nhận thức và thực tiễn / TS. Phạm Thanh Hà // Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 43-49 .- 327
Trình bày quá trình phát triển về tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thành tựu trong thực tiễn đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới.
8 Nhận thức về thế giới và vị thế của Việt Nam qua một số trước tác của Nguyễn Trường Tộ / Nguyễn Văn Kim // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 11/2015 .- Tr. 3-14 .- 327
Phân tích, làm rõ những nhận thức về thế cuộc, thời đại và vị trí của nước Đại Nam thể hiện trong các trước tác Nguyễn Trường Tộ để từ đó thấy được tầm nhìn và tâm nguyện của một trí thức yêu nước.